Thủ tục hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Căn cứ hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam là gì? Hồ sơ, trình tự, thủ tục hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện ra sao?
Căn cứ hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Người đã nhập quốc tịch Việt Nam, dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà cố ý khai báo không đúng sự thật hoặc giả mạo giấy tờ khi xin nhập quốc tịch Việt Nam thì Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam có thể bị hủy bỏ, nếu được cấp chưa quá 5 năm.
Việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của vợ hoặc chồng không làm thay đổi quốc tịch Việt Nam của người kia.
Xem thêm: Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam theo quy định mới nhất
Hồ sơ đề nghị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Tùy vào từng cơ quan có thẩm quyền khác nhau đề nghị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam mà thành phần hồ sơ có sự khác nhau cơ bản quy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định 16/2020/NĐ-CP như sau:
Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị
Hồ sơ gồm có:
– Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
– Hồ sơ, tài liệu điều tra, xác minh, kết luận của cơ quan có thẩm quyền về hành vi vi phạm của người bị đề nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
– Đơn, thư tố cáo người bị đề nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, nếu có.
Trường hợp Tòa án kiến nghị
Hồ sơ gồm có:
– Văn bản kiến nghị của Tòa án về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
– Bản án đã có hiệu lực pháp luật và các tài liệu có liên quan.
Xem thêm: Các trường hợp được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định hiện nay
Thủ tục giải quyết đề nghị trở lại quốc tịch Việt Nam mới nhất
Trình tự, thủ tục hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Luật quốc tịch Việt Nam 2008, thủ tục hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập hồ sơ
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày phát hiện hoặc nhận được đơn, thư tố cáo về hành vi quy định trên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xác minh, nếu có đầy đủ căn cứ thì lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
Tòa án đã xét xử đối với bị cáo có hành vi quy định trên lập hồ sơ kiến nghị Chủ tịch nước hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam của người có hành vi đó.
Bước 2: Thẩm tra hồ sơ
Hồ sơ kiến nghị về việc hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam được gửi đến Bộ Tư pháp.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ kiến nghị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của Tòa án, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ kiến nghị hủy bỏ Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam và báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Bước 3: Ra quyết định
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước xem xét, quyết định.
Xem thêm: Thủ tục tước quốc tịch Việt Nam theo quy định hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Người đang bị cách ly Covid tập trung có được tham gia bầu cử không?
Thời gian bầu cử Quốc hội đã tới nhưng số lượng người cách ly tập trung đang ngày càng tăng do diễn biến phức tạp [...]
Mức xử phạt hành chính về vi phạm các quy định xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
Mức xử phạt hành chính về vi phạm các quy định xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại được quy định như [...]