Thủ tục huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp khẩn cấp tạm thời được huỷ bỏ áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Dưới đây là thủ tục huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định mới nhất của pháp luật.
Các trường hợp huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng với mục đích là bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự khi gặp những tình huống khẩn cấp nhất định. Tuy nhiên, đến một thời điểm nào đó thì việc áp dụng các biện pháp này là không cần thiét nữa, vì vậy, Tòa án ra ngay quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng.
Các trường hợp huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định tại khoản 1 Điều 138 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, bao gồm:
– Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
– Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với bên có yêu cầu;
– Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật dân sự;
– Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định của Bộ luật này;
– Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định của Bộ luật này;
– Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không còn;
– Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
– Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật này.
Xem thêm: Quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Tổng hợp các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định hiện nay
Thủ tục huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Việc huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải được thực hiện theo một trình tự, thủ tục nhất định. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có quy định cụ thể về thủ tục này như sau:
Trường hợp theo yêu cầu của người đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Bước 1: Người yêu cầu huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời làm đơn đề nghị gửi đến Toà án để được xem xét, giải quyết.
Bước 2: Toà án xử lý đơn
– Trường hợp Tòa án nhận đơn yêu cầu trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn.
– Trường hợp Hội đồng xét xử nhận đơn yêu cầu huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử xem xét, thảo luận, giải quyết tại phòng xử án. Nếu chấp nhận thì Hội đồng xét xử ra quyết định huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay; nếu không chấp nhận yêu cầu huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Hội đồng xét xử phải thông báo ngay tại phòng xử án và ghi vào biên bản phiên tòa.
Trường hợp huỷ bỏ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác
Căn cứ vào các quy định cụ thể, Toà án ra quyết định huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời tương ứng.
Trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc giải quyết yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán được Chánh án của Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phân công giải quyết.
Lưu ý: Khi hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời, Tòa án phải xem xét, quyết định để người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nhận lại chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá, trừ trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.
Xem thêm: Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thủ tục liên quan đến người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài
Người được giới thiệu làm con nuôi nước ngoài cần tuân thủ những quy định về thủ tục. Vậy pháp luật quy định về [...]
Cho mượn chứng minh thư để đóng bảo hiểm xã hội bị xử lý thế nào?
Tóm tắt câu hỏi Em có một người em họ do chưa đủ tuổi lao động nên mượn em chứng minh thư của em để đi làm. Nhưng [...]