Thủ tục khởi kiện yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
Thủ tục khởi kiện yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 như thế nào? Người có yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu phải chuẩn bị những việc gì?
Ai có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu?
Theo quy định tại Điều 52 Luật công chứng 2014, Công chứng viên, người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu khi có căn cứ cho rằng việc công chứng có vi phạm pháp luật.
Hồ sơ yêu cầu
Hồ sơ gồm: Đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Khoản 2 Điều 398 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định Đơn yêu cầu phải có các nội dung chính sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
– Yêu cầu tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết;
– Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
– Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
– Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Lưu ý: Người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu là có căn cứ và hợp pháp.
Trình tự, thủ tục khởi kiện yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
1. Nộp đơn
Người yêu cầu nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền.
2. Thụ lý đơn yêu cầu và thông báo việc thụ lý
Sau 01 tháng kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu, Tòa án có thẩm quyền phải thông báo ngay cho tổ chức hành nghề công chứng, Công chứng viên đã thực hiện việc công chứng, người yêu cầu công chứng, người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan nhà nước có thẩm quyền và Viện kiểm sát cùng cấp.
3. Mở phiên họp xét đơn
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
4. Tòa án ra quyết định
Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung Thủ tục khởi kiện yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Quy định công chứng di chúc thông qua tình huống cụ thể
Xử lý văn bản công chứng do người giả mạo ký theo quy định hiện nay
Những bệnh được rút BHXH 1 lần ngay trong năm 2024
Những bệnh nào được rút BHXH 1 lần ngay trong năm 2024? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Những bệnh được [...]
Ủy quyền quản lý nhà ở phải lập thành hợp đồng ủy quyền không?
Trường hợp cá nhân ủy quyền quản lý nhà ở cho người thân có phải lập thành hợp đồng ủy quyền không? Tóm tắt câu [...]