Thủ tục ly hôn
Ly hôn là giải pháp phù hợp nếu mối quan hệ hai vợ chồng không còn được tốt. Để ly hôn được nhanh chóng, bảo vệ được quyền lợi của cả vợ, cả chồng thì cần phải nắm rõ thủ tục ly hôn.
– Cơ sở pháp lý
+ Luật hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HN&GĐ)
– Nội dung:
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.(Căn cứ theo khoản 14 điều 3 Luật HN&GĐ)
- Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Theo điều 51 Luật hôn nhân và gia đình thì quyền yêu cầu ly hôn thuộc về:
+ Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
+Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Tuy nhiên các trường hợp sau đây không được quyền ly hôn, theo khoản 3 điều 51 Luật HN&GĐ: khi vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được quyền li hôn với điều luật này nhằm đảm bảo quyền lợi cho người phụ nữ, đảm bảo sức khỏe trong thời kỳ mang thai và nuôi con.
- Các trường hợp ly hôn
Thủ tục xin ly hôn được tiến hành tại Tòa án theo quyết định của pháp luật tố tụng dân sự. Nội dung giải quyết theo luật hôn nhân và gia đình 2014.
Thủ tục ly hôn ở Luật hôn nhân và gia đình có 2 dạng:
- Thẩm quyền giải quyết
Căn cứ vào điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ, thì vợ hoặc chồng nộp đơn yêu cầu thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp nơi vợ hoặc chồng cư trú.
Nếu vợ và chồng đều ở Việt Nam, đều có quốc tịch Việt Nam, không có tranh chấp tài sản ở nước ngoài thì tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ hoặc chồng cư trú giải quyết theo khoản 3 điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Nếu vợ hoặc chồng người nước ngoài, hoặc có tranh chấp tài sản ở nước ngoài thì tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi vợ hoặc chồng cư trú giải quyết theo điểm c khoản 1 điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
4. Thủ tục ly hôn
+ Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại cơ quan tòa án có thẩm quyền.
+ Chờ và nhận kết quả xứ lý đơn.
+ Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự tại cơ quan có thẩm quyền và nộp lại biên lại cho Tòa án.
+ Tham gia theo đơn triệu tập của Tòa án và tùy theo từng trường hợp ly hôn thuận tình hay đơn phương sẽ thực hiện theo thủ tục của pháp luật tố tụng dân sự.
5. Hồ sơ
– Đơn yêu cầu ly hôn (theo mẫu)
– Giấy chứng nhận kết hôn ( bản sao y chứng thực)
– Chứng minh nhân dân ( bản sao y chứng thực)
– Sổ hộ khẩu
– Giấy khai sinh của con (bản sao)
– Các loại giấy tờ lien quan đến tài sản chung.
Trên đây là những thông tin pháp luật về Thủ tục ly hôn khi ly hôn theo yêu cầu của một bên Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có vấn đề gì mà Bạn đọc chưa hiểu rõ hãy lên hệ với Lawkey gặp luật sư để được giải đáp cụ thể hơn.
Quy định pháp luật về đăng ký chấm dứt giám hộ mới nhất
LawKey gửi tới bạn đọc những nội dung cần biết về trình tự, thủ tục đăng ký chấm dứt giám hộ theo quy định pháp [...]
Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong các văn bản luật
Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em không chỉ được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình, mà còn được quy định [...]