Thủ tục miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại
Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại bao gồm những gì? Thủ tục miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại được thực hiện ra sao?
Điều kiện miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại
Cấm cư trú là hình phạt bổ sung buộc người bị kết án sau khi chấp hành xong hình phạt tù không được thường trú cũng như tạm trú tại một số địa phương trong thời gian nhất định. Cấm cư trú được áp dụng kèm theo hình phạt chính là hình phạt tù.
Thời hạn cấm cư trú do Tòa án xem xét và quyết định.
Để có thể được cơ quan có thẩm quyền miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại, người chấp hành án phải đáp ứng những điều kiện nhất định. Căn cứ theo khoản 6 Điều 62 Bộ luật hình sự 2015, người bị phạt cấm cư trú nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện nơi người đó chấp hành hình phạt, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.
Xem thêm: Hoãn, miễn chấp hành quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thủ tục miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại
Căn cứ theo quy định tại Điều 110 Luật thi hành án hình sự 2019, việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị
Khi người chấp hành án phạt cấm cư trú có đủ điều kiện trên, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người chấp hành án cư trú báo cáo cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện lập hồ sơ đề nghị Tòa án cùng cấp xét miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại, đồng thời sao gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Hồ sơ bao gồm:
– Bản sao bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; bản sao quyết định thi hành án;
– Văn bản đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã;
– Văn bản đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
– Đơn xin miễn chấp hành án của người bị cấm cư trú;
– Tài liệu khác có liên quan.
Bước 2: Tổ chức phiên họp để xem xét, quyết định
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại, Chánh án Tòa án có thẩm quyền thành lập Hội đồng và tổ chức phiên họp để xét, quyết định miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại.
Thành phần Hội đồng gồm 03 Thẩm phán; phiên họp có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.
Trường hợp hồ sơ phải bổ sung theo yêu cầu của Tòa án thì thời hạn mở phiên họp được tính từ ngày nhận được hồ sơ bổ sung.
Bước 3: Thi hành quyết định
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định về việc miễn chấp hành thời hạn cấm cư trú còn lại, Tòa án phải gửi quyết định đó cho người chấp hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp, Tòa án đã ra quyết định thi hành án, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và nơi người đó bị cấm cư trú, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định miễn chấp hành án có trụ sở.
Xem thêm: Trình tự miễn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ
Thủ tục miễn chấp hành án phạt tù theo quy định hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài
Nhà đầu tư nước ngoài được phép đầu tư vào giáo dục dưới hình thức thành lập cơ sở giáo dục. Việc cho phép thành [...]
Công văn 797/LĐTBXH-BHXH ngày 09/3/2020 tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất đối với doanh nghiệp gặp khó khăn
Công văn 797/LĐTBXH-BHXH ngày 09/3/2020 tạm dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất đối với doanh nghiệp gặp khó khăn. BỘ LAO ĐỘNG [...]