Thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y theo quy định hiện nay
Hồ sơ miễn nhiệm giám định viên pháp y bao gồm những giấy tờ nào? Thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y theo quy định hiện nay được thực hiện ra sao?
Hồ sơ miễn nhiệm giám định viên pháp y
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên được làm thành 02 bộ, thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 10 Luật giám định tư pháp 2012. Cụ thể hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y của cơ quan, tổ chức đã đề nghị bổ nhiệm người đó;
– Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên pháp y thuộc một trong các trường hợp bị miễn nhiệm:
+ Không còn đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên pháp y;
+ Thuộc một trong các trường hợp không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp;
+ Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
+ Thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giám định tư pháp;
+ Theo đề nghị của giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc.
Xem thêm: Thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y theo quy định hiện nay
Thủ tục miễn nhiệm giám định viên pháp y
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 02/2014/TT-BYT, việc miễn nhiệm giám định viên pháp y được thực hiện theo trình tự dưới đây:
Trường hợp miễn nhiệm giám định viên ở Trung ương
– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Viện Pháp y Quốc gia, xem xét, lựa chọn, hoàn thiện hồ sơ để tổng hợp gửi Bộ Y tế.
Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Y tế có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Vụ Tổ chức cán bộ có văn bản hướng dẫn hoàn chỉnh hồ sơ;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, Vụ Tổ chức cán bộ chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Vụ Pháp chế thẩm định hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y trình Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y.
Trường hợp không miễn nhiệm thì Bộ Y tế phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Trường hợp miễn nhiệm giám định viên tại địa phương
– Công an cấp tỉnh, Trung tâm pháp y tỉnh xem xét, lựa chọn, hoàn thiện hồ sơ để tổng hợp gửi về Sở Y tế.
Sở Y tế có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp pháp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Y tế có văn bản hướng dẫn đơn vị hoặc cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ;
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp pháp, Sở Y tế chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp thẩm định hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên pháp y trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định miễn nhiệm giám định viên pháp y.
Trường hợp không miễn nhiệm thì Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, đăng tải danh sách giám định viên pháp y trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp.
Xem thêm: Thủ tục bổ nhiệm giám định viên pháp y tâm thần hiện nay
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Từ năm 2024: Quy định tuổi nghỉ hưu của NLĐ mới
Theo quy định của pháp luật thì tuổi nghỉ hưu của người lao động năm 2024 là bao nhiêu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]
Các trường hợp tạm hoãn và miễn nghĩa vụ quân sự
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân. Tuy nhiên, ở trong một số trường hợp, công dân được tạm hoãn, miễn [...]