Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ theo quy định mới nhất
Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ theo quy định mới nhất được cụ thể hóa bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN. Cụ thể:
Trường hợp sửa đổi văn bằng
Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sửa đổi những thông tin sau đây trên văn bằng bảo hộ theo quy định tại Điều 97 Luật sở hữu trí tuệ 2005.
Người yêu cầu phải nộp phí, lệ phí trong các trường hợp:
– Thay đổi, sửa chữa thiếu sót liên quan đến tên và địa chỉ của tác giả, chủ văn bằng bảo hộ;
– Sửa đổi bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý; sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;
– Thu hẹp phạm vi quyền sở hữu công nghiệp.
Người yêu cầu không phải nộp phí, lệ phí trong trường hợp:
Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp có trách nhiệm sửa chữa những thiếu sót trong văn bằng bảo hộ do lỗi của cơ quan đó khi có yêu cầu của chủ văn bằng.
Xem thêm: Chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ
Hồ svăn bằng bảo hộơ đề nghị sửa đổi văn bằng bảo hộ
Chủ văn bằng bảo hộ muốn sửa đổi nội dung của văn bằng đã được cấp chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
+ Tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ;
+ Bản gốc văn bằng bảo hộ;
+Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi;
+ Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền);
+ Tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của các cơ quan có thẩm quyền khác);
+ Giấy ủy quyền (trường hợp nộp yêu cầu thông qua đại diện);
+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí theo quy định;
+ Tài liệu khác (nếu cần).
Thủ tục sửa đổi văn bằng bảo hộ
Cục Sở hữu trí tuệ xem xét và sửa đổi nội dung trên văn bằng bảo hộ của chủ văn bằng cụ thể theo quy định tại khoản 19 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Chủ văn bằng bảo hộ chuẩn bị hồ sơ bao gồm đầy đủ các giấy tờ theo quy định trên.
Hồ sơ sau khi chuẩn bị được nộp tai Cục sở hữu trí tuệ để được xem xét giải quyết.
Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ
Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ phải xem xét yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ cho người yêu cầu.
Trường hợp yêu cầu hợp lệ
Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ, đăng bạ và công bố quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Trường hợp yêu cầu có thiếu sót hoặc không hợp lệ
Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận việc sửa đổi, có nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối.
Nếu kết thúc thời hạn đã ấn định mà người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc có ý kiến phản đối nhưng không xác đáng, thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ.
Lưu ý: Trong trường hợp thu hẹp quyền sở hữu công nghiệp, Cục sở hữu trí tuệ phải tiến hành thẩm định lại về nội dung. Thời hạn thẩm định lại không tính vào thời hạn xử lý yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ.
Xem thêm: Thủ tục duy trì hiệu lực văn bằng bảo hộ sáng chế/giải pháp hữu ích
Trình tự cấp/cấp lại phó bản văn bằng bảo hộ hiện nay
Phí, lệ phí sửa đổi văn bằng bảo hộ
Chủ văn bằng khi sửa đổi cần nộp phí, lệ phí theo Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC. Cụ thể như sau:
+ Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi VBBH: 160.000 đồng/VBBH
+ Phí công bố Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/đơn
+ Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi (nếu có): 60.000 đồng /hình
+ Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi VBBH: 120.000 đồng/VBBH
+ Phí thẩm định lại (nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ): tương ứng với phí thẩm định lần đầu: 720.000 đồng/điểm.
Xem thêm: Mức thu phí và lệ phí đăng ký sáng chế theo quy định mới nhất
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật
Chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản liên quan đến [...]
Thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Pháp luật quy định một số cơ quan có thẩm quyền xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền [...]