Thủ tục tạm ngừng hộ kinh doanh theo quy định
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh được thực hiện như thế nào? Những vấn đề cần lưu ý khi tạm ngừng kinh doanh hộ kinh doanh.
Tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh
Tạm ngừng hoạt động hộ kinh doanh là hình thức dừng tạm thời hộ kinh doanh (để không phải đóng thuế) sau này khi nào tiếp tục muốn hoạt động thì hộ kinh doanh có thể thông báo hoạt động trở lại.
Theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp quy định, Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên, hộ kinh doanh phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Hồ sơ tạm ngừng hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ sau khi tiếp nhận thông báo tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh. Số lượng hồ sơ là 01 bộ, bao gồm:
+ Thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh (Phụ lục III-4 Thông tư 02/2019/TT-BKHĐT). Trong thông báo, hộ kinh doanh cần phải nêu rõ thời gian tạm ngừng kinh doanh và thời gian hoạt động trở lại cũng như lý do của việc tạm ngừng kinh doanh.
Địa điểm nộp hồ sơ tạm ngừng hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho hộ kinh doanh.
Thời hạn tạm ngừng hộ kinh doanh
Thời gian tạm ngừng kinh doanh của hộ kinh doanh không được quá 01 năm.
Lưu ý: Hộ kinh doanh vi phạm quy định về thông báo tạm ngừng kinh doanh thì có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng, và có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Căn cứ Điều 42 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định:
– Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
+ Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Mặt khác, Điều 78 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh trong các trường hợp sau:
– Không tiến hành hoạt động kinh doanh trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
– Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký.
Trên đây là nội dung bài viết Thủ tục tạm ngừng hộ kinh doanh, Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp và cung cấp dịch vụ.
Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành doanh nghiệp nhà nước
CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Theo Luật doanh nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành, [...]
Thế nào là doanh nghiệp nhà nước
Thế nào là doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước được định nghĩa tại Điều 1 Luật doanh nghiệp nhà nước (nay [...]