Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuế hiện nay
Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuế hiện nay gồm những gì? LawKey xin gửi tới bạn đọc bài viết về những nội dung cơ bản của thuế hiện nay.
1. Thuế là gì?
Thuế là gì? Đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào thống nhất về thuế. Đứng ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác nhau về thuế.
Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.
Ngoài ra còn có khái niệm khác “Thuế là hình thức phân phối thu nhập tài chính của nhà nước để thực hiện chức năng của mình, dựa vào quyền lực chính trị, tiến hành phân phối sản phẩm thặng dư của xã hội một cách cưỡng chế và không hoàn lại”.
Về cơ bản có thể hiểu,Thuế là khoản thu nộp mang tính bắt buộc mà các tổ chức hoặc cá nhân phải nộp cho nhà nước khi có đủ những điều kiện nhất định.
2. Đặc điểm của thuế
Thuế có những đặc điểm cơ bản như sau:
a) Thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào Ngân sách nhà nước
+ Bắt buộc đối với người nộp thuế, thể hiện ở chỗ dù họ có muốn hay không, khi họ đáp ứng được những điều kiện luật định thì bắt buộc phải nộp thuế về cho Ngân sách nhà nước.
+ Bắt buộc đối với người thu thuế, thể hiện ở chỗ khi thay mặt cho nhà nước tiến hành thu thuế, các cơ quan quản lý thuế phải thực hiện thu đúng chủ thể, bất kì chủ thể nào đáp ứng các điều kiện luật định phải nộp thuế thì phải tiến hành thu thuế, không được phép lựa chọn hành vi có thu thuế hay không thu thuế và đảm bảo bình đẳng giữa các chủ thể nộp thuế.
b) Thuế không mang tính đối giá và không hoàn trả trực tiếp
+ Không mang tính đối giá, thể hiện ở chỗ bất kỳ chủ thể nào họ đủ điều kiện nộp thuế theo quy định, bất kể họ đã được nhận một khoản lợi ích công cộng nào hay chưa thì đều phải nộp thuế.
+ Không hoàn trả trực tiếp, các chủ thể nộp thuế vào Ngân sách nhà nước, Nhà nước lấy ngân sách để chi cho việc xây dựng trường học, đường xá… và xã hội được hưởng trong đó, có các chủ thể nộp thuế.
c) Thuế mang tính quyền lực
Thuế ra đời cùng với sự ra đời của Nhà nước, nếu nhà nước không có thuế sẽ không có tiềm lực kinh tế để duy trì hoạt động cũng như thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. 90% nguồn thu Ngân sách được tạo lập từ thuế, chỉ khi cho thuế tính quyền lực thì mới đảm bảo thực hiện thu được thuế một cách có hiệu quả nhất, tạo lập nguồn thu tài chính cho quốc gia.
3. Vai trò của thuế
+ Thuế tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nước, Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.
+ Thuế giúp điều tiết nền kinh tế. Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế. Thông qua thuế, nhà nước đã linh hoạt điều chính các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định, nhằm tác động vào cung-cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế – một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường.
+ Công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô. Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.
+ Thuế giúp đảm bảo công bằng xã hội. Thông qua thuế, nhà nước sẽ điều tiết phần chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo, bằng việc việc trợ cấp hoặc cung cấp hàng hoá công cộng.
Trên đây là bài viết “Khái niệm và những đặc điểm cơ bản của thuế hiện nay” LawKey gửi đến bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế trọn gói uy tín; Kế toán thuế LawKey
Phương pháp tính thuế đối với cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh
Quy định về Phương pháp tính thuế đối với cá nhân nộp thuế theo từng lần phát sinh Quy định về Phương pháp tính thuế [...]
Những hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính bị xử phạt
Những hành vi vi phạm quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính bị xử phạt. Các mức phạt tương ứng với hành vi vi phạm. [...]