Một số quy định về thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ mới nhất
Thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong một số trường hợp nhất định. Dưới đây là một số quy định về thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ mới nhất.
1. Thuế chống trợ cấp
1.1. Khái niệm
Thuế chống trợ cấp là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
1.2. Điều kiện áp dụng
Điều kiện áp dụng thuế chống trợ cấp được quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:
- Hàng hóa nhập khẩu được xác định có trợ cấp theo quy định pháp luật;
- Hàng hóa nhập khẩu là nguyên nhân gây ra hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
1.3. Nguyên tắc áp dụng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp bao gồm:
- Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành Điều tra và phải căn cứ vào kết luận Điều tra theo quy định của pháp luật;
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam;
- Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế – xã hội trong nước.
1.4. Thời hạn áp dụng
Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thời hạn áp dụng thuế chống trợ cấp không quá 05 năm, kể từ ngày quyết định áp dụng có hiệu lực.
Trường hợp cần thiết, quyết định áp dụng thuế chống trợ cấp có thể được gia hạn.
Xem thêm: Thế nào là thuế chống bán phá giá theo quy định mới nhất?
2. Thuế tự vệ
2.1. Khái niệm
Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung được áp dụng trong trường hợp nhập khẩu hàng hóa quá mức vào Việt Nam gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2.2. Điều kiện áp dụng
Điều kiện áp dụng thuế tự vệ được quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, bao gồm:
- Khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng đột biến một cách tuyệt đối hoặc tương đối so với khối lượng, số lượng hoặc trị giá của hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp được sản xuất trong nước;
- Việc gia tăng khối lượng, số lượng hoặc trị giá hàng hóa nhập khẩu quy định tại Điểm a Khoản này gây ra hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự hoặc hàng hóa cạnh tranh trực tiếp trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
2.3. Nguyên tắc áp dụng
Theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, nguyên tắc áp dụng thuế tự vệ bao gồm:
- Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo Điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh;
- Việc áp dụng thuế tự vệ phải căn cứ vào kết luận Điều tra, trừ trường hợp áp dụng thuế tự vệ tạm thời;
- Thuế tự vệ được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử và không phụ thuộc vào xuất xứ hàng hóa.
2.4. Thời hạn áp dụng
Theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, thời hạn áp dụng thuế tự vệ không quá 04 năm, bao gồm cả thời gian áp dụng thuế tự vệ tạm thời.
Thời hạn áp dụng thuế tự vệ có thể được gia hạn không quá 06 năm tiếp theo, với Điều kiện vẫn còn thiệt hại nghiêm trọng hoặc nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và có bằng chứng chứng minh rằng ngành sản xuất đó đang Điều chỉnh để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Xem thêm: Hồ sơ yêu cầu áp dụng biện pháp chống trợ cấp
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Một số quy định về thuế chống trợ cấp và thuế tự vệ mới nhất” gửi đến bạn đọc, nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Thuế tài nguyên là gì? Đối tượng chịu thuế tài nguyên
Những điều cần biết về Thuế tài nguyên là gì và Đối tượng chịu thuế tài nguyên theo quy định của pháp luật Việt [...]
Quy định về sổ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa
Sổ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa được Bộ Tài chính hướng dẫn như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]