Tổng quan thuế GTGT trong doanh nghiệp
Với tầm quan trọng của thuế Giá trị gia tăng, các doanh nghiệp luôn đặt sự lưu tâm nghĩa vụ đối với loại thuế này, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng nắm được tổng quan thuế GTGT trong doanh nghiệp nói chung.
Trong nội dung bài viết dưới đây, Lawkey sẽ giải đáp các vấn đề liên quan tới thuế GTGT trong doanh nghiệp tới quý bạn đọc.
1.Thuế giá trị gia tăng là gì?
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
2.Đối tượng chịu thuế GTGT:
Đối tượng chịu thuế gồm:
+ Hàng Hóa
+ Dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam
Lưu ý: Trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 (những đối tượng không chịu thuế) của luật thuế GTGT.
3.Phương pháp khai thuế GTGT:
Có hai phương pháp khai thuế giá trị gia tăng là: Phương pháp khai thuế khấu trừ và Phương pháp khai thuế trực tiếp.
Phương pháp khai thuế khấu trừ áp dụng với:
+ Doanh nghiệp có doanh thu >1 tỷ/năm
Các đối tượng có thể tự nguyện đăng kí khai thuế khấu trừ:
+ Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
+ Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra.
Lưu ý: Đối với các đối tượng tự nguyện đăng ký phương pháp khấu trừ thuế, theo quy định trước đây phải nộp mẫu 06/GTGT đến cơ quan quản lý thuế trực tiếp, nhưng từ ngày 05/11/2017 cơ quan quản lý thuế sẽ căn cứ vào loại tờ khai mà doanh nghiệp nộp để xác định doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế nào.
Xem thêm: Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định pháp luật
Phương pháp khai thuế trực tiếp:
+ Doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm.
4.Kỳ tính thuế GTGT:
Doanh nghiệp có doanh thu >50 tỷ/năm kê khai thuế theo tháng.
Doanh nghiệp có doanh thu <50 tỷ/năm kê khai thuế theo quý.
5.Cách tính thuế GTGT:
Theo phương pháp khấu trừ:
Thuế VAT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Trong đó:
a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
b) Thuế GTGT đầu vào bằng (=) tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ (bao gồm cả tài sản cố định) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT, số thuế GTGT ghi trên chứng từ nộp thuế của hàng hoá nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
– Theo Phương pháp tính trực tiếp:
- Trực tiếp trên giá trị gia tăng:
Công thức: Thuế VAT phải nộp = GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế x 10%(đối với vàng bạc đá quý)
- Trực tiếp trên doanh thu:
Công thức: Thuế GTGT phải nộp = doanh thu *thuế suất
7. Các trường hợp không phải kê khai thuế GTGT:
+ Doanh nghiệp nhận bồi thường tiền, tiền hỗ trợ.
+ Doanh nghiệp xuất kinh doanh tại Việt nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở tại Việt Nam, bao gồm các trường hợp sau:
- Sửa chữa phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật tư, phụ tùng thay thế);
- Quảng cáo, tiếp thị;
- Môi giới bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài;
- Đào tạo;
- Chia cước dịch vụ bưu chính, viễn thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam, dịch vụ thuê đường truyền dẫn và băng tần vệ tinh của nước ngoài theo quy định của pháp luật.
+ Doanh nghiệp chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
+ Doanh nghiệp chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế thông thường.
+ Tài sản đã được trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa cơ sở kinh doanh với đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn hoặc giữa các đơn vị thành viên do một cơ sở kinh doanh sở hữu 100% vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa.
Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế uy tín, giá rẻ Lawkey
Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc về các vấn đề pháp lý tổng quan thuế GTGT trong doanh nghiệp Lawkey xin gửi tới quý bạn đọc tham khảo. Để được tư vấn, quý bạn đọc xin liên hệ tổng đài theo số hotline của Lawkey. Xin chân thành cảm ơn!
Những khoản thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân hiện nay
Cùng với sự phát triển hội nhập của kinh tế thì đời sống người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập ngày một [...]
Phương pháp ghi thẻ tài sản cố định mới nhất
Phương pháp ghi thẻ tài sản cố định mới nhất Ngày 26 tháng 8 năm 2016, Bộ tài chính ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC hướng [...]