Thuê mua giáp lưng là gì? Hợp đồng thuê mua giáp lưng?
Thuê mua giáp lưng cũng là một hình thức thuê tài sản trong đó có sự cho thuê lại tài sản từ bên thuê thứ nhất cho bên thuê thứ hai.
1.Thuê mua giáp lưng là gì?
– Thuê mua giáp lưng là hình thức thuê trong đó: Được sự thỏa thuận của người cho thuê, bên thuê thứ nhất cho bên thuê thứ hai thuê lại tài sản mà họ đã thuê từ người cho thuê.
– Thuê mua giáp lưng là một biến thể của thuê tài chính.
– Thuê tài sản Là sự thoả thuận giữa bên cho thuê và bên thuê về việc bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định để được nhận tiền cho thuê một lần hoặc nhiều lần.
– Thuê tài sản bao gồm:
+Thuê tài chính: Là thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.
+ Thuê hoạt động: Là hình thức thuê ngắn hạn tài sản hay có thể hiểu thuê hoạt động là thuê tài sản không phải là thuê tài chính.
– Thuê tài sản được thể hiện dưới hình thức pháp lý qua các loại hợp đồng như: hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê tài chính,…
2. Hợp đồng thuê mua giáp lưng là gì?
Hợp đồng thuê mua giáp lưng là sự thỏa thuận giữa các bên trong hoạt động thuê mua giáp lưng, trong đó: người thuê thứ nhất cho người thứ hai thuê lại tài sản mà người thuê thứ nhất đã thuê từ người cho thuê, kể từ thời điểm hợp đồng thuê lại được ký kết mọi quyền lợi, nghĩa vụ cùng tài sản được chuyển giao từ người thuê thứ nhất sang người thuê thứ hai, các chi phí phát sinh do người thuê thứ nhất và người thuê thứ hai thỏa thuận với nhau, tuy nhiên người thuê thứ nhất vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với tài sản do họ là bên trực tiếp ký hợp đồng với người cho thuê.
– Hợp đồng thuê giáp lưng có thể được coi là một loại hợp đồng thuê tài chính.
– Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu hợp đồng thoả mãn ít nhất một trong ba trường hợp sau:
+ Nếu bên thuê huỷ hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc huỷ hợp đồng cho bên cho thuê;
+ Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn lại của tài sản thuê gắn với bên thuê;
+Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường.
>>>Xem thêm Các bên trong hoạt động cho thuê tài chính theo pháp luật hiện nay
Chính sách ưu đãi hỗ trợ cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Nghị định 13/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/03/2019 có quy định về chính sách ưu đãi hỗ trợ cho doanh nghiệp khoa học [...]
Kết hôn trái pháp luật là gì?
Kết hôn trái pháp luật là gì? Ai có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật? Hậu quả pháp lý của việc hủy kết [...]