Có thể thuê người đại diện theo pháp luật không?
Luật Doanh nghiệp không cấm công ty thuê người đại diện theo pháp luật. Do vậy, doanh nghiệp được quyền thuê người có năng lực, chuyên môn để làm đại diện theo pháp luật của công ty.
Người đại diện theo pháp luật là ai?
Điều 13 Luật Doanh nghiệp quy định Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Quan hệ giữa doanh nghiệp và người đại diện theo pháp luật được thuê
Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng lao động với người được thuê và hình thành nên mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động. Do đó, mối quan hệ này sẽ không chỉ được điều chỉnh bởi quy định của Luật Doanh nghiệp mà còn chịu sự điều chỉnh của Bộ Luật Lao động.
Người đại diện theo pháp luật được thuê vừa tuân thủ các quy định tại Luật Doanh nghiệp, vừa đảm bảo thực hiện đúng những điều đã ký kết trong HĐLĐ.
Chức danh của người đại diện theo pháp luật đi thuê
Người đại diện theo pháp luật được thuê có thể giữ chức danh Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc các chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty như Phó Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành.
Lưu ý:
Người đi thuê không thể giữ các chức danh: Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch hội đồng quản trị vì đây là chức danh chỉ có các cá nhân tham gia góp vốn điều hành doanh nghiệp mới có thể được bổ nhiệm.
Điều kiện để được bổ nhiệm là Giám đốc, Tổng giám đốc
Theo quy định tại khoản 5 điều 15 Luật Doanh nghiệp 2014, chỉ những người có đủ điều kiện dưới đây mới được bổ nhiệm làm giám đốc, Tổng giám đốc:
– Là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
– Không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo Khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.
– Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của công ty.
– Đối với công ty cổ phần có vốn góp nhà nước từ 50% vốn điều lệ trở lên; thì GĐ-TGĐ không được là người thân của người đại diện phần vốn góp của nhà nước tại công ty.
Xem thêm: Quyền hạn và nghĩa vụ của Giám đốc, Tổng giám đốc Công ty TNHH
Trách nhiệm của người đại diện pháp luật
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật được quy định tại điều 14 Luật Doanh nghiệp 2014, cụ thể:
– Thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ được giao để đảm bảo được lợi ích tối đa nhất của công ty.
– Không sử dụng thông tin, bí mật doanh nghiệp để cung cấp hoặc trục lợi.
– Không lạm dụng chức vụ và tài sản của doanh nghiệp cho những mục đích cá nhân, tổ chức khác.
– Trong trường hợp vi phạm các điều trên; người đại diện pháp luật phải chịu toàn bộ hậu quả và trách nhiệm.
Quyền và nghĩa vụ của người đại diện pháp luật
Luật Doanh nghiệp quy định người đại diện theo pháp luật có những quyền và nghĩa vụ như sau:
– Quyết định các vấn đề công việc hằng ngày của DN.
– Tổ chức thực hiện và triển khai phương án HĐKD, đầu tư.
– Triển khai các nghị quyết của ban lãnh đạo.
– Bổ nhiêm, bãi nhiệm, miễn nhiệm các chức danh trong công ty. Ngoài trừ các chức danh thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng Quản trị, Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên…
– Tuyển dụng lao động.
– Ký kết các hợp đồng nhân danh công ty trừ hợp đồng thuộc thẩm quyền của Hội đồng Quản trị, Chủ tịch công ty, Hội đồng thành viên…
– Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm.
– … Và các quyền nghĩa vụ được quy định theo điều lệ của mỗi công ty.
Nhiệm kỳ của người đại diện pháp luật
Theo quy định của Luật doanh nghiệp nhiệm kỳ của người đại diện theo pháp luật không quá 05 năm, như vậy trường hợp thuê người đại diện theo pháp luật thì thời hạn hợp đồng lao động sẽ không quá 05 năm. Khi kết thúc hợp đồng lao động; doanh nghiệp thay đổi người đại diện theo pháp luật mới cần phải thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.
Trên đây là bài tư vấn Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Địa điểm kinh doanh hàng hóa dịch vụ của cá nhân không phải đăng ký hộ kinh doanh
Địa điểm kinh doanh hàng hóa dịch vụ của cá nhân không phải đăng ký hộ kinh doanh Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân [...]
Khái quát về văn phòng đại diện
Khái quát về văn phòng đại diện Hỏi: Văn phòng đại diện là gì? Và văn phòng đại diện có tư cách pháp nhân hay không? [...]