Thương hiệu là gì? Lí do các doanh nghiệp phải bảo hộ thương hiệu?
Thương hiệu là gì ? Vì sao cần bảo hộ thương hiệu ? Thủ tục bảo hộ thương hiệu như thế nào theo quy định của pháp luật.
Cùng sự phát triển của kinh tế là sự lớn mạnh, nổi tiếng của các “thương hiệu” trên thế giới. Đối với doanh nghiệp, thương hiệu là nguồn thu nhập có giá trị lớn. Vậy thương hiệu là gì? Vì sao các doanh nghiệp cần bảo hộ thương hiệu?
Thương hiệu là gì?
Hiện nay trong các văn bản pháp lý của Việt Nam không có khái niệm thương hiệu. Vì vậy có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương hiệu.
Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì, hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mại chính thức.
Thương hiệu – theo định nghĩa của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WPIO): là môt dấu hiệu (hữu hình hoặc vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay tổ chức.
Chúng ta vẫn thường gọi nhãn hiệu, logo hay tên công ty là thương hiệu. Vì vậy để bảo hộ được thương hiệu, chúng ta phải bảo hộ được nhãn hiệu, logo hay tên công ty của mình.
Tại sao phải bảo hộ thương hiệu
Không chỉ giúp đặt nền móng vững chắc cho chiến lược phát triển của doanh nghiệp mà còn tạo cơ sở pháp lý tránh những tình huống phát sinh tranh chấp không đáng có xảy ra trong tương lai.
Thứ nhất, đảm bảo thương hiệu được sự bảo vệ tuyệt đối của pháp luật và giúp công ty sử dụng độc quyền thương hiệu đó.
Thực tế cho thấy rằng, có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp không chú ý đến việc giữ thương hiệu trong khi đã xây dựng đựợc thương hiệu. Cụ thể như cà phê Trung Nguyên bị đăng ký thương hiệu trước ở Mỹ; tiếp đến là kẹo dừa bến tre tại Trung Quốc…. Nguyên nhân của những trường hợp trên là các Doanh nghiệp đã không đăng kí bảo hộ thương hiệu theo quy định của pháp luật. Dẫn đến việc thương hiệu của Doanh nghiệp bị đối thủ giành mất.
Thứ hai, giúp phân biệt giữa thương hiệu của Doanh nghiệp với các đối thủ khác.
Cùng với xu thế hội nhập, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong việc giữ chân khách hàng và thu hút khách hàng ngày càng quyết liệt hơn. Do đó, một Doanh nghiệp có thương hiệu sẽ tăng sức cạnh trạnh với những doanh nghiệp khác.
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu chính là cách hạn chế các cá nhân, tổ chức khác sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho sản phẩm của họ. Đồng thời, việc đăng kí bảo hộ thương hiệu là cơ sở pháp lí để bảo vệ hàng hóa của doanh nghiệp khi bị làm nhái, làm giả hoặc khi thương hiệu bị đánh cắp.
Thứ ba, góp phần làm tăng giá trị thương mại và quảng bá thương hiệu.
Việc đăng kí thương hiệu sẽ làm giá trị hàng hóa của các doanh nghiệp được tăng lên đáng kể. Đồng thời khi lợi ích kinh tế được tăng lên thì uy tín của doanh nghiệp cũng được nâng lên. Mang lại những lợi ích to lớn khác như chuyển giao quyền sử dụng; hoặc nhượng quyền để tạo thêm thu nhập cho doanh nghiệp mình.
Việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cũng giúp doanh nghiệp được nhận diện tốt hơn trên thị trường. Khách hàng sẽ công nhận và nhanh chóng giúp thương hiệu của công ty được biết đến rộng rãi.
Thủ tục bảo hộ thương hiệu
Thủ tục bảo hộ thương hiệu hay bảo hộ nhãn hiệu bao gồm các bước như sau:
Các bước đăng ký thương hiệu
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu, logo, thương hiệu để đánh giá khả năng được bảo hộ đối với sản phẩm, dịch vụ, ngành nghề mong muốn.
Bước 2: Nếu nhãn hiệu, logo có thể đăng ký được luật LawKey sẽ soạn hồ sơ và tiến hành đăng ký cho khách hàng.
Phí dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu
+ Phí luật sư, công làm việc: 1.500.000 VND/nhãn hiệu
+ Phí nhà nước: Tuỳ vào số lượng nhãn hiệu, sản phẩm, dịch vụ mà anh chị đăng ký.
Trên đây là nội dung Thương hiệu là gì? Vì sao cần bảo hộ thương hiệu Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu cần tư vấn hoặc sử dụng dịch vụ đăng ký thương hiệu, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu bảo hộ thương hiệu logo tốt nhất
Quy định về trích dẫn hợp lý tác phẩm theo Luật Sở hữu trí tuệ
Quyền tác giả theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam có quy định giới hạn về việc sử dụng tác phẩm, [...]
Thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế theo quy định của pháp luật
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc [...]