Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp mới nhất
Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp. Tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên tư pháp mới nhất được đặt ra như sau:
Tiêu chuẩn chung khi bổ nhiệm giám định viên tư pháp
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Luật giám định tư pháp 2012 có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
– Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
– Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
– Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
Xem thêm: Mẫu Quyết định trưng cầu giám định
Trường hợp không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp
Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
– Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
– Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Xem thêm: Thủ tục giám định y khoa về tai nạn lao động
Quyền và nghĩa vụ của giám định viên tư pháp
Đối với mỗi giám định viên tư pháp được bổ nhiệm thì có được những quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 11 Luật giám định tư pháp 2012 như sau:
– Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.
– Từ chối giám định trong trường hợp nội dung cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định; thời gian không đủ để thực hiện giám định hoặc có lý do chính đáng khác. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
– Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
– Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện.
– Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.
– Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Các quyền và nghĩa vụ khi thực hiện giám định tư pháp.
Xem thêm: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ giám định công nghệ
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động với người cao tuổi
Khi sử dụng lao động là người cao tuổi thì tổ chức, doanh nghiệp cần chú ý các quy định của pháp luật liên quan đến [...]
03 trường hợp tạm thời chưa được thay đổi nơi cư trú
Các trường hợp nào thì công dân sẽ tạm thời chưa được thay đổi nơi cư trú theo quy định hiện hành? Hãy cùng LawKey tìm [...]