Tín dụng ngân hàng là gì? Ưu điểm và nhược điểm của hoạt động này đối với khách hàng
Tín dụng ngân hàng là giao dịch về tài sản (tiền) giữa ngân hàng với cá nhân, doanh nghiệp, hoặc với chủ thể khác. Vậy tín dụng ngân hàng theo quy định pháp luật là gì?
Căn cứ pháp lý
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
1.Tín dụng ngân hàng là gì?
– Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.
Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.
– Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
– Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng theo thỏa thuận.
– Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.
2.Các loại hình tín dụng ngân hàng
2.1.Căn cứ vào thời hạn cho vay
– Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn nhỏ hơn hoặc bằng 12 tháng. Tín dụng ngắn hạn bao gồm các hình thức: Chiết khấu; Ứng trước trên tài khoản; Thấu chi.
– Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng (tùy theo qui định của từng quốc gia). Tín dụng trung hạn bao gồm các hình thức: Cho vay theo dự án; Cho thuê tài chính.
– Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng, cũng bao gồm 2 hình thức: Cho vay theo dự án và cho thuê tài chính.
2.2.Căn cứ vào mục đích sử dụng
– Tín dụng sản xuất và kinh doanh hàng hóa: Đây là loại tín dụng cấp cho các nhà doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất và kinh doanh hàng hóa
– Tín dụng tiêu dùng: Loại hình cho vay nhằm giải quyết những nhu cầu vốn phục vụ cho tiêu dùng của khách hàng: Mua sắm nhà cửa, xe máy, ô tô,…
2.3.Căn cứ vào mức độ bảo đảm
– Tín dụng có bảo đảm.
– Tín dụng không bảo đảm.
2.3. Căn cứ vào phương pháp hoàn trả
– Tín dụng trả góp: Là những khoản cho vay đòi hỏi việc hoàn trả theo định kì.
– Tín dụng phi trả góp: Là những khoản vay trả một lần.
– Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: Là loại tín dụng mà người vay có thể hoàn trả bất cứ lúc nào khi có thu nhập.
2.4. Căn cứ vào nguồn gốc tín dụng
– Tín dụng trực tiếp
– Tín dụng gián tiếp: Cấp tín dụng thông qua việc mua lại các khế ước, chứng từ nợ từ khách hàng.
2.5. Căn cứ vào hình thái giá trị cấp tín dụng
– Tín dụng bằng tiền
– Tín dụng bằng hiện vật: Bao gồm các hình thức cho thuê tài chính, cho thuê hoạt động
3.Ưu điểm và nhược điểm của tín dụng ngân hàng hiện nay
3.1.Ưu điểm của Tín dụng Ngân hàng
– Tín dụng góp phần giải quyết mâu thuẫn cơ bản giữa nhà đầu tư và nhà tiết kiệm.
– Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng phương pháp tài chính và phương pháp tín dụng.
– Thúc đẩy quá trình giao lưu kinh tế quốc tế.
3.2.Hạn chế của Tín dụng Ngân hàng
– Tín dụng phải dựa trên cơ sở sự tin tưởng giữa bên cho vay và bên đi vay.
– Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng tài sản của Ngân hàng cho người đi vay, trong một thời gian nhất định với cam kết hoàn trả cả gốc và lãi.
– Phải đủ lớn để hấp dẫn người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn.
– Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng những rủi ro.
>>>Xem thêm Quy định về bảo lãnh ngân hàng theo pháp luật hiện hành
Điều chỉnh giấy phép thành lập văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài
Khi có sự thay đổi về người đứng đầu, tên gọi, nội dung hoạt động thì phải làm thủ tục điều chỉnh giấy phép [...]
Giấy phép bưu chính là gì?
Giấy phép bưu chính (hay tên gọi đầy đủ là giấy phép kinh doanh dịch vụ bưu chính) mà doanh nghiệp cần có khi kinh doanh [...]