Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định
Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào? Điều kiện, trình tự thành lập tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam
Theo Điều 43 Luật nuôi con nuôi 2010, Tổ chức con nuôi nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Được thành lập và hoạt động hợp pháp, phi lợi nhuận trong lĩnh vực nuôi con nuôi trên lãnh thổ của nước là thành viên của điều ước quốc tế về nuôi con nuôi mà Việt Nam là thành viên;
+ Được cơ quan có thẩm quyền về nuôi con nuôi của nước nơi thành lập cho phép hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi tại Việt Nam;
+ Có thời gian hoạt động trong lĩnh vực con nuôi quốc tế liên tục từ 03 năm trở lên, không vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền của nước đó xác nhận;
+ Có đội ngũ nhân viên công tác xã hội và pháp lý hiểu biết về pháp luật, văn hóa, xã hội của Việt Nam và pháp luật quốc tế về nuôi con nuôi;
+ Người đại diện của tổ chức tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn về đạo đức, chuyên môn về lĩnh vực nuôi con nuôi.
Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam
Hồ sơ của tổ chức con nuôi nước ngoài xin cấp phép hoạt động tại Việt Nam phải có các giấy tờ sau đây:
+ Đơn của tổ chức con nuôi nước ngoài xin phép hoạt động tại Việt Nam;
+ Bản sao Điều lệ, Quy chế hoạt động hoặc văn bản thành lập tổ chức con nuôi nước ngoài;
+ Bản sao giấy phép do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức được thành lập cấp, cho phép tổ chức được hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;
+ Báo cáo tình hình hoạt động trong lĩnh vực con nuôi quốc tế trong 03 năm gần nhất, bao gồm cả tình hình thu, chi tài chính về con nuôi quốc tế, không vi phạm pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức được thành lập xác nhận; trường hợp đã hoạt động trong lĩnh vực nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam, thì phải có báo cáo về tình hình hoạt động tại Việt Nam;
+ Lý lịch cá nhân, phiếu lý lịch tư pháp, bản sao văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam và văn bản của tổ chức chấp thuận cử người đó làm người đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.
Giấy tờ nêu trên được lập thành 02 bộ hồ sơ và nộp tại Cục Con nuôi.
Trình tự cấp giấy phép cho tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
+ Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ; phỏng vấn để kiểm tra, đánh giá về tiêu chuẩn của người dự kiến đứng đầu Văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam; kiểm tra, đánh giá về điều kiện, năng lực chuyên môn của tổ chức và đội ngũ nhân viên của tổ chức con nuôi nước ngoài; báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề nghị Bộ Công an cho ý kiến.
+ Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công an trả lời bằng văn bản cho Bộ Tư pháp.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của Bộ Công an, Cục Con nuôi hoàn thiện hồ sơ, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định cấp Giấy phép hoạt động nuôi con nuôi nước ngoài tại Việt Nam (sau đây gọi là Giấy phép) cho tổ chức con nuôi nước ngoài và thông báo cho Bộ Công an, cơ quan thuế có thẩm quyền để phối hợp quản lý; trường hợp từ chối cấp Giấy phép, Cục Con nuôi thông báo lý do bằng văn bản cho tổ chức con nuôi nước ngoài.
+ Giấy phép có giá trị trên phạm vi toàn quốc trong thời hạn tối đa là 05 năm kể từ ngày cấp và có thể được gia hạn nhiều lần, thời gian gia hạn mỗi lần tối đa là 05 năm.
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
+ Tư vấn cho người nhận con nuôi về điều kiện kinh tế – xã hội, hoàn cảnh gia đình, môi trường xã hội, nhu cầu và sở thích của trẻ em Việt Nam;
+ Thay mặt người nhận con nuôi thực hiện các thủ tục giải quyết việc nuôi con nuôi ở Việt Nam;
+ Hỗ trợ tìm gia đình thay thế cho trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác;
+ Được cung cấp thông tin, pháp luật và tham gia các khóa bồi dưỡng về nuôi con nuôi do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiến hành;
+ Thuê trụ sở, sử dụng lao động Việt Nam làm việc theo quy định của pháp luật;
+ Chấp hành pháp luật, tôn trọng phong tục, tập quán của Việt Nam;
+ Định kỳ hằng năm báo cáo về tình hình phát triển của trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi gửi Bộ Tư pháp;
+ Hỗ trợ cha mẹ nuôi trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa Việt Nam cho trẻ em được nhận làm con nuôi;i)
+ Nộp lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép hoạt động tại Việt Nam;
+ Báo cáo tình hình hoạt động, chịu sự kiểm tra, thanh tra của các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung bài viết Tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam theo quy định, LawKey gửi tới bạn đọc, nếu có thắc mắc liên hệ LawKey để được giải đáp.
Được sử dụng ngày phép năm để nghỉ thêm sau Tết Âm lịch không?
Người lao động có được sử dụng ngày phép năm để nghỉ thêm sau Tết Âm lịch không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]
Thực hiện đồng thời thủ tục đăng ký khai sinh và nhận lại cha mẹ con
Khi có yêu cầu, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đồng thời thủ tục đăng ký khai sinh và nhận lại cha mẹ con cho người [...]