Tổ chức cuộc họp thành viên tổ hợp tác theo quy định mới nhất
Trong các trường hợp cần thiết, tổ hợp tác có thể tổ chức các cuộc họp thành viên để điều hành các hoạt động của tổ hợp tác. Dưới đây là trình tự tổ chức cuộc họp thành viên tổ hợp tác theo quy định mới nhất.
Cuộc họp thành viên tổ hợp tác
Trong quá trình hoạt động của mình, tổ hợp tác tự quyết định số lần họp tổ hợp tác nhưng ít nhất phải tiến hành cuộc họp thành viên một năm một lần.
Cuộc họp thành viên tổ hợp tác có thể quyết định các vấn đề sau đây:
– Thông qua kết quả hoạt động của tổ hợp tác;
– Bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm tổ trưởng, ban điều hành, nếu cần thiết;
– Sửa đổi, bổ sung hợp đồng hợp tác;
– Phương án phân phối hoa lợi, lợi tức, xử lý lỗ và các vấn đề tài chính của tổ hợp tác;
– Phương án hoạt động trong thời gian tới;
– Chấm dứt tư cách thành viên trong trường hợp thành viên tự nguyện rút khỏi tổ hợp tác hoặc do vi phạm nghiêm trọng quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật khác có liên quan;
– Mức thù lao, tiền thưởng của tổ trưởng, thành viên ban điều hành (nếu có);
– Xử lý tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác;
– Nội dung khác do tổ trưởng, ban điều hành hoặc hơn ba mươi ba phần trăm (33%) tổng số thành viên tổ hợp tác đề nghị;
– Trường hợp khác theo quy định tại hợp đồng hợp tác.
Xem thêm: Điều kiện để trở thành thành viên tổ hợp tác mới nhất
Các trường hợp chấm dứt tư cách thành viên tổ hợp tác
Triệu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác
Trình tự, thủ tục triệu tập cuộc họp tổ hợp tác được tiến hành theo quy định được ghi nhận trong hợp đồng hợp tác.
Trong trường hợp hợp đồng hợp tác không quy định cụ thể, trình tự triệu tập cuộc họp thành viên tổ hợp tác được thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 77/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Bước 1: Triệu tập cuộc họp thành viên
Tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) thay mặt tổ hợp tác triệu tập cuộc họp thành viên.
Trong trường hợp cần thiết, đại diện của hơn ba mươi ba phần trăm (33%) tổng số thành viên tổ hợp tác có thể yêu cầu tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) triệu tập cuộc họp thành viên, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan quy định khác.
Bước 2: Tiến hành cuộc họp thành viên
Cuộc họp thành viên tổ hợp tác được tiến hành khi có hơn bảy mươi lăm phần trăm (75%) tổng số thành viên tổ hợp tác tham dự.
Trường hợp không đủ số thành viên tham dự thì phải hoãn họp tổ hợp tác và triệu tập họp tổ hợp tác lần thứ hai trong vòng 15 ngày làm việc, kể từ ngày dự định họp tổ hợp tác lần thứ nhất. Cuộc họp tổ hợp tác lần thứ hai phải có sự tham gia của tối thiểu hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác.
Biên bản cuộc họp thành viên tổ hợp tác phải được lập thành văn bản có chữ ký xác nhận của đại diện các thành viên tham gia cuộc họp, ghi cụ thể tỷ lệ phần trăm (%) số thành viên tán thành.
Bước 3: Thông báo kết quả cuộc họp
Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày tổ chức họp, tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) thông báo tới toàn thể thành viên tổ hợp tác nội dung cuộc họp thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan quy định khác.
Xem thêm: Thủ tục thành lập tổ hợp tác theo quy định của Nghị định 77/2019/NĐ-CP
Thủ tục chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác theo quy định mới nhất
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.
Các loại hình đại lý thương mại
Đại lý thương mại là gì? Có bao nhiêu loại hình đại lý thương mại đang được pháp luật Việt Nam công nhận? Đặc điểm [...]
Căn cứ mất quốc tịch Việt Nam theo quy định mới nhất
Để xác định một người mất quốc tịch Việt Nam, chúng ta cần có những căn cứ cụ thể. Dưới đây là căn cứ mất quốc [...]