Tổ chức kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng
Tổ chức tín dụng là trung gian tiền tệ trong hệ thống tài chính. Do đó, một yêu cầu đặt ra để hạn chế rủi ro là có tổ chức kiểm toán nội bộ chặt chẽ.
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 44/2011/TT-NHNN
1.Tổ chức của kiểm toán nội bộ
– Kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng được tổ chức thành hệ thống thống nhất theo ngành dọc hoặc tổ chức bộ phận kiểm toán nội bộ tại hội sở chính tùy theo quy mô, mức độ, phạm vi và đặc thù hoạt động của tổ chức tín dụng. Kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban kiểm soát và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Kiểm soát.
– Đối với quỹ tín dụng nhân dân chỉ có 01 kiểm soát viên chuyên trách mà không có Ban kiểm soát, việc kiểm toán nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân do kiểm soát viên chuyên trách thực hiện.
– Căn cứ quy mô, mức độ, phạm vi và đặc điểm hoạt động của tổ chức tín dụng và trên cơ sở đề nghị của Ban kiểm soát, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên quyết định về tổ chức bộ máy của kiểm toán nội bộ, chế độ lương, thưởng, phụ cấp trách nhiệm của kiểm toán viên nội bộ, Trưởng kiểm toán nội bộ và Phó trưởng kiểm toán nội bộ.
– Kiểm toán nội bộ của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể do kiểm toán nội bộ của hội sở chính hoặc hội sở khu vực đảm nhiệm, phù hợp với quy định theo pháp luật Việt Nam.
2. Tiêu chuẩn đối với kiểm toán viên nội bộ, Trưởng kiểm toán nội bộ và Phó trưởng kiểm toán nội bộ
– Kiểm toán viên nội bộ phải có đủ các tiêu chuẩn sau:
a) Có phẩm chất trung thực, ý thức chấp hành pháp luật;
b) Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật, về quản trị kinh doanh và các nghiệp vụ ngân hàng;
c) Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ; đối với kiểm toán viên nội bộ quỹ tín dụng nhân dân có bằng trung cấp trở lên các chuyên ngành phù hợp.
d) Có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin;
đ) Có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ;
e) Có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc làm công tác kiểm toán tối thiểu là 03 năm. Kiểm toán viên nội bộ quỹ tín dụng nhân dân phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng hoặc làm công tác kiểm toán tối thiểu là 01 năm.
g) Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp
h) Các tiêu chuẩn khác do tổ chức tín dụng quy định.
– Đối với kiểm toán viên công nghệ thông tin, ngoài các tiêu chuẩn nêu trên phải có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin tối thiểu là 03 năm.
– Ngoài các tiêu chuẩn trên, Trưởng kiểm toán nội bộ và Phó trưởng kiểm toán nội bộ tối thiểu phải có bằng đại học thuộc các chuyên ngành ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tối thiểu là 05 năm. Đối với Trưởng kiểm toán nội bộ của quỹ tín dụng nhân dân tối thiểu phải có bằng trung cấp thuộc các chuyên ngành ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán và có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng tối thiểu là 02 năm.
3. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh của kiểm toán nội bộ
– Trưởng kiểm toán nội bộ do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát; hoặc do Người có thẩm quyền của ngân hàng mẹ bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Phó trưởng kiểm toán nội bộ và các chức danh khác của kiểm toán nội bộ do Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên tổ chức tín dụng bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng Ban kiểm soát trên cơ sở đề xuất của Trưởng kiểm toán nội bộ; hoặc do Tổng giám đốc (Giám đốc) chi nhánh ngân hàng nước ngoài bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Trưởng kiểm toán nội bộ.
>>> Xem thêm Hệ thống kiểm soát nội bộ trong tổ chức tín dụng hiện nay
Có phải đóng bảo hiểm khi đi làm lại trước thời hạn nghỉ sinh con
CÓ PHẢI ĐÓNG BẢO HIỂM KHI ĐI LÀM LẠI TRƯỚC THỜI HẠN NGHỈ SINH CON Tóm tắt câu hỏi: Chào Luật sư, tôi sinh con vào đầu [...]
Chồng đang xin ly hôn vợ có quyền hưởng di sản khi vợ chết không?
Chồng đang xin ly hôn vợ có quyền hưởng di sản khi vợ chết không? Pháp luật dân sự quy định thế nào về quyền hưởng [...]