Tổ chức và hoạt động của ban kiểm soát quỹ tín dụng nhân dân
Ban kiểm soát là bộ phận có nghĩa vụ kiểm tra, giám sát hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân. Vậy tổ chức và hoạt động của ban kiểm soát là như thế nào?
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 04/2015/TT-NHNN
– Thông tư 21/2019/TT-NHNN
1.Tổ chức và hoạt động của Ban kiểm soát
– Ban kiểm soát có không ít hơn 03 thành viên, trong đó ít nhất phải có 01 kiểm soát viên chuyên trách. Ngân hàng Nhà nước quy định điều kiện đối với quỹ tín dụng nhân dân được bầu 01 kiểm soát viên chuyên trách.
– Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát do Đại hội thành viên bầu trực tiếp.
– Đại hội thành viên, Đại hội thành lập quỹ tín dụng nhân dân bầu trực tiếp Trưởng Ban và thành viên Ban kiểm soát và phải đảm bảo các quy định sau đây:
a) Ban kiểm soát của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 200 tỷ đồng trở lên phải có ít nhất 03 thành viên, trong đó phải có ít nhất một phần hai tổng số thành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác;
b) Ban kiểm soát của quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ trên 08 tỷ đồng đến dưới 200 tỷ đồng phải có ít nhất 03 thành viên, trong đó phải có ít nhất 01 thành viên là thành viên chuyên trách, không đồng thời đảm nhiệm chức vụ, công việc khác tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp khác;
c) Đối với quỹ tín dụng nhân dân có tổng tài sản từ 08 tỷ đồng trở xuống: Đại hội thành viên được quyết định việc bầu Ban kiểm soát theo hoặc chỉ bầu 01 kiểm soát viên chuyên trách;
d) Trường hợp số thành viên Ban kiểm soát không đủ hai phần ba tổng số thành viên của nhiệm kỳ hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng thành viên, quỹ tín dụng nhân dân phải bổ sung đủ số lượng thành viên Ban kiểm soát
– Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước Đại hội thành viên về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị.
2.Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát
– Kiểm tra, giám sát hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật.
-. Kiểm tra việc thực hiện Điều lệ, nghị quyết, quyết định của Đại hội thành viên, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị; giám sát hoạt động của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) và thành viên ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
– Kiểm tra hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản và các khoản hỗ trợ của Nhà nước; giám sát an toàn trong hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
– Thực hiện kiểm toán nội bộ trong từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của quỹ tín dụng nhân dân.
– Tiếp nhận, giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo có liên quan đến hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
– Triệu tập Đại hội thành viên bất thường trong các trường hợp:
a) Khi Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) có hành vi vi phạm pháp luật, Điều lệ của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân và nghị quyết của Đại hội thành viên; khi Hội đồng quản trị không thực hiện hoặc thực hiện không có kết quả các biện pháp ngăn chặn theo yêu cầu của Ban kiểm soát;
b) Khi có ít nhất một phần ba tổng số thành viên Ban kiểm soát có yêu cầu triệu tập họp Đại hội thành viên gửi đến Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát mà Hội đồng quản trị không triệu tập Đại hội thành viên bất thường trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
– Thông báo Hội đồng quản trị, báo cáo Đại hội thành viên và Ngân hàng Nhà nước về kết quả kiểm soát; kiến nghị với Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân.
>>>Xem thêm Chế độ báo cáo của kiểm toán nội bộ trong tổ chức tín dụng
Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội
Nguyên tắc bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội theo Luật Nhà ở 2023 được quy định thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu [...]
Mức đóng bảo hiểm y tế mới nhất
Mức đóng bảo hiểm y tế mới nhất Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối [...]