Tố giác tội phạm trên ứng dụng định danh điện tử (VNEID) chính xác nhất
Cách thức tố giác tội phạm trên ứng dụng định danh điện tử được tiến hành như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tố giác tội phạm là gì?
Theo khoản 1 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì tố giác tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.
Ứng dụng định danh điện tử (VNEID) là gì?
Theo khoản 5 Điều 2 Quyết định 34/2021/QĐ-TTg thì ứng dụng điện danh điện tử (VNEID) là phần mềm do Bộ Công an tạo lập phục vụ đăng ký, quản lý định danh điện tử và xác thực điện tử.
Những hành vi có thể tố giác trên ứng dụng định danh điện tử (VNEID)
Tại tài khoản định danh điện tử mức 2 trên ứng dụng định danh điện tử (VNEID) thì công dân có thể tố giác tội phạm với các hành vi bao gồm:
- Tội thu thập tàng trữ trao đổi mua bán không khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng.
- Tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính mạng viễn thông.
- Tội sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu an toàn tìm kiếm cứu hộ cứu nạn quốc phòng an ninh.
- Tội cố ý gây nhiễu có hại.
- Tội vi phạm quy định về sử dụng lao động dưới 16 tuổi.
- Tội cưỡng bức lao động.
- Tội bắt cóc con tin.
- Tội cướp biển.
- Tội làm nhục đồng đội.
- Tội hành hung đồng đội.
- Tội chiếm đoạt mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác quân sự.
- Tội làm mất tài liệu bí mật công tác quân sự.
- Tội đăng ký hộ tịch trái pháp luật.
- Tội làm lính đánh thuê.
- Tội tổ chức môi giới cho người khác xuất cảnh nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép.
- Tội vi phạm quy định về giam giữ
- Tội gây rối trật tự phiên tòa.
Cách thức tố giác tội phạm trên ứng dụng định danh điện tử (VNEID)
Tố giác tội phạm trên ứng dụng định danh điện tử được tiến hành như sau:
Bước 1
Truy cập chức năng tố giác tội phạm trên ứng dụng định danh điện tử (VNEID):
- Cách 1: Sau khi đăng nhập thành công tài khoản mức 2. Từ trang chủ, người dùng thực hiện chọn Nhóm chức năng Dịch vụ khác để hiển thị Danh sách tính năng thuộc nhóm Dịch vụ khác sau đó chọn chức năng Tố giác tội phạm.
- Cách 2: Người dùng có thể sử dụng chức năng tìm kiếm ở trang chủ để thực hiện tìm kiếm chức năng Tố giác tội phạm.
- Cách 3: Người dùng có thể ghim tính năng Tố giác tội phạm ngoài trang chủ để thực hiện truy cập nhanh chức năng cho những lần sau.
Bước 2
Sau khi truy cập vào chức năng Tố giác tội phạm thì nhấn vào ô “Tạo mới yêu cầu”, hệ thống sẽ hiển thị giao diện để nhập thông tin.
Bước 3
Người tố giác tiến hành nhập thông tin, trong đó các thông tin có (*) là thông tin bắt buộc.
Lưu ý:
- Nếu người tố giác muốn giữ bí mật về thông tin của mình vui lòng tích chọn ô “Ẩn danh”. Hệ thống sẽ đánh dấu người dùng muốn ẩn thông tin của mình và hiển thị thông báo.
- Nếu người tố giác đại diện cho một cơ quan tổ chức nào để tạo hồ sơ vui lòng tích chọn ô “Là đại diện cơ quan tổ chức”. Hệ thống sẽ hiển thị thêm các trường thông tin để người dùng nhập bổ sung.
♠ Đối với thông tin về Địa điểm xảy ra vụ việc:
- TH1: Người tố giác biết rõ về Địa điểm xảy ra, Hệ thống sẽ tự động gửi hồ sơ tố giác, tin báo tới cơ quan công quan phụ trách địa bàn đó để tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
- TH2: Người tố giác không biết rõ về địa điểm xảy ra vụ việc vui lòng tích chọn ô “Không rõ địa điểm xảy ra vụ việc”.
Hệ thống sẽ mặc định là hồ sơ tố giác, tin báo sẽ gửi tới cơ quan công an Nơi công dân đang thường trú.
Trường hợp Người tố giác muốn đổi sang cơ quan công an khác tiếp nhận để phù hợp với tình huống thực tế thì ấn nút “Đổi cơ quan công an tiếp nhận”.
Hệ thống sẽ hiển thị thêm trường để người tố giác chọn cơ quan công an sẽ tiếp nhận hồ sơ.
♠ Đối với mục “Hành vi” , Người tố giác có thể chọn tối đa 3 hành vi vi phạm
♠ Đối với trường “Tóm tắt nội dung” thì yêu cầu người dùng phải nhập ít nhất các nội dung sau:
- Tóm tắt về diễn biến sự việc;
- Đặc điểm nhận dạng người bị tố giác;
- Thông tin tóm tắt người bị hại;
- Hậu quả.
Bước 4
Sau khi đã nhập đủ và đúng các trường thông tin, người dùng ấn “Tiếp tục” để chuyển sang màn hình Xác nhận nội dung hồ sơ tố giác, tin báo đã nhập.
Người tố giác cần tích chọn ô “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai ở trên” trước khi ấn “Xác nhận” để xác nhận lại các thông tin trong hồ sơ tin báo, tố giác là đúng sự thật.
Bước 5
Sau khi Xác nhận hệ thống sẽ tạo hồ sơ tin báo tố giác và gửi tới cho cơ quan công an tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Người tố giác có thể tạo hồ sơ tố giác, tin báo khác hoặc Quay lại trang chủ ứng dụng định danh điện tử.
Cách xem lịch sử hồ sơ tố giác tội phạm
- Các hồ sơ tố giác, tin báo sau khi tạo thành công sẽ hiển thị ở trang quản lý hồ sơ tố giác, tin báo (ở màn hình này hiển thị tối đa 10 hồ sơ gần nhất).
- Để có thể hiển thị nhiều hồ sơ hơn và có thể tìm kiếm hồ sơ, người dùng ấn nút có hình đồng hồ ở góc phải trên cùng để chuyển sang giao diện xem lịch sử hồ sơ tố giác, tin báo.
- Hệ thống sẽ mặc định hiển thị các hồ sơ tố giác, tin báo trong tháng hiện tại.
- Người dùng có thể nhập các điều kiện tìm kiếm về trạng thái của hồ sơ và ngày tạo hồ sơ sau đó ấn “Tìm kiếm”. Hệ thống sẽ tự động lọc các hồ sơ thỏa mãn điều kiện người dùng đã chọn
- Ấn vào 1 hồ sơ tố giác, tin báo. Hệ thống sẽ hiển thị giao diện xem Chi tiết lại nội dung của hồ sơ tố giác đó.
- Để xem chi tiết quá trình xử lý hồ sơ, người dùng ấn vào nút “Chi tiết”. Hệ thống sẽ hiển thị Chi tiết quá trình xử lý của hồ sơ tố giác, tin báo người dùng đang xem.
>>Xem thêm: Hướng dẫn đăng ký tài khoản định danh điện tử
Trên đây là bài viết về: Tố giác tội phạm trên ứng dụng định danh điện tử (VNEID) chính xác nhất. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Điều kiện cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp
Tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện cấp Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp quy định [...]
Quy định pháp luật về quỹ đầu tư bất động sản
Quỹ đầu tư bất động sản là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư thông qua việc mua chứng chỉ quỹ phát hành, [...]