Tội chiếm giữ trái phép tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự
Xã hội phát triển dẫn đến sự phân hóa giàu nghèo, làm phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, trong đó có tội chiếm giữ trái phép tài sản.
Khái niệm tội chiếm giữ trái phép tài sản
Tội này quy định tại Điều 176 BLHS 2015 SĐ, BS 2017.
Chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao cho cơ quan có trách nhiệm về tài sản bị giao nhầm, do tìm được, bắt được sau khi đã có yêu cầu nhận lại tài sản đó.
Dấu hiệu pháp lý
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Theo đó người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này có 2 khung hình phạt nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
* Khách thể của tội phạm
Người phạm tội chỉ xâm phạm đến quyền sở hữu mà không xâm phạm đến nhân thân.
* Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội có hành vi cố tình giữ tài sản, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan trách nhiệm.
Về giá trị tài sản: Giá trị tài sản chiếm đoạt phải từ mười triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc dưới mười triệu đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý, họ biết rằng hành vi chiếm giữ tài sản là trái pháp luật nhưng vẫn thực hiện hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản.
Hình phạt
Người phạm tội sẽ phải chịu một trong các khung hình phạt sau, tùy vào mức độ hành vi vi phạm và giá trị tài sản đã chiếm giữ trái pháp luật
Khung 1: Có mức hình phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản nêu trên.
Khung 2: Có mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, được áp dụng đối với trường hợp phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia.
Trên đây là bài viết về tội chiếm giữ trái phép tài sản Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Thông tư 28/2020/TT-BCA trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
BỘ CÔNG AN _________ Số: 28/2020/TT-BCA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ________________________ [...]
- Công văn 45/TANDTC-PC V/v xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19
- Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP hướng dẫn trình tự, thủ tục ghi âm, ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ ghi âm, ghi hình có âm thanh trong điều tra, truy tố, xét xử
- Khi nào khởi tố vụ án? Khi nào khởi tố bị can?
Nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật hình sự 2015
Ngày 20/06/2017, Quốc Hội ban hành nghị quyết số 41/2017/QH14 về việc thi hành Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bổ [...]