Tội chống người thi hành công vụ theo quy định của Bộ luật Hình sự
Việc coi thường pháp luật, chống đối người thi hành công vụ của một số bộ phận người dân có xu hướng ngày càng tăng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về tội chống người thi hành công vụ?
Khái niệm tội chống người thi hành công vụ
Tội chống người thi hành công vụ quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 SĐ, BS 2017.
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị xử lý hình sự theo tội chống người thi hành công vụ.
Tùy tính chất của hành vi mà người phạm tội phải chịu mức hình phạt khác nhau, được pháp luật hình sự quy định.
Dấu hiệu pháp lý
* Khách thể của tội phạm
Tội xâm phạm quyền sở hữu danh dự, thân thể, việc thực hiện nhiệm vụ của những người đang thi hành công vụ.
Ngày 17/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, trong đó:
Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.
Ngoài ra, tại Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 cũng có quy định:
Người thi hành công vụ là người được bầu cử, phê chuẩn, tuyển dụng hoặc bổ nhiệm theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan vào một vị trí trong cơ quan nhà nước để thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án hoặc người khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, tố tụng hoặc thi hành án.
* Mặt khách quan của tội phạm
Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
Hành vi chống người t/hành công vụ nếu gây thương tích hoặc làm chết cán bộ t/hành công vụ thì người phạm tội còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tại Chương XII Bộ luật hình sự.
Tội chống đối người thi hành công vụ hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện xong hành vi chống đối, xúc phạm đến người đang thi hành công vụ đang thực hiện nhiệm vụ.
* Mặt chủ quan của tội phạm
Tội trộm cắp tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Động cơ phạm tội là ngăn người thi hành công vụ đang thực hiện nhiệm vụ.
* Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên.
Hình phạt
* Khung hình phạt tại Khoản 1:
Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
* Khung hình phạt tại Khoản 2:
Có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
+ Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
+ Tái phạm nguy hiểm.
Trên đây là bài viết về tội chống người thi hành công vụ Lawkey gửi tới bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Thủ tục thay đổi địa chỉ trụ sở công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có thể được thay đổi địa chỉ trụ sở công ty. Vậy thủ tục thay đổi địa chỉ [...]
Tàng trữ trái phép chất ma túy là gì?
Tàng trữ trái phép chất ma túy là gì? Tàng trữ trái phép chất ma túy bị phạt bao nhiêu năm tù? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài [...]