Tổng hợp mức phạt hành chính đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Mức phạt hành chính đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tổng hợp mức phạt hành chính đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Các mức phạt hành chính đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
STT
Hành vi vi phạm
Mức phạt
1
Đăng ký hoạt động hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động không đúng thời hạn với cơ quan có thẩm quyền Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 (Khoản 1 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)
2
Thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài 3
Thông báo, báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng, tiếp tục hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề 4
Thông báo, báo cáo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc thành lập, tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam 5
Thông báo không đúng thời hạn cho cơ quan có thẩm quyền về việc thuê luật sư nước ngoài 6
Báo cáo không đúng thời hạn, không đầy đủ hoặc không chính xác về tình hình tổ chức, hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền 7
Công bố không đúng nội dung, thời hạn, số lần, hình thức theo quy định đối với nội dung đăng ký hoạt động, nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư 8
Đăng báo không đúng thời hạn hoặc số lần về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam 9
Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không đầy đủ cho luật sư thuộc tổ chức mình 10
Không lập, quản lý, sử dụng sổ sách, biểu mẫu theo quy định 11
Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đặt cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở hành nghề luật sư ở nước ngoài Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng (Khoản 2 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)
12
Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, tạm ngừng hoạt động, tự chấm dứt hoạt động, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức tổ chức hành nghề; 13
Không thông báo, báo cáo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc tạm ngừng, tiếp tục hoạt động hoặc tự chấm dứt hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam 14
Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan có thẩm quyền về việc thuê luật sư nước ngoài 15
Không báo cáo về tổ chức, hoạt động cho cơ quan có thẩm quyền 16
Không công bố nội dung đăng ký hoạt động hoặc nội dung thay đổi đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư 17
Không đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động 18
Không đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam 19
Phân công 01 luật sư hướng dẫn quá 03 người tập sự hành nghề luật sư tại cùng một thời điểm 20
Không có biển hiệu hoặc sử dụng biển hiệu không đúng nội dung giấy đăng ký hoạt động 21
Nhận người không đủ điều kiện tập sự hành nghề luật sư vào tập sự hành nghề tại tổ chức mình; không nhận người tập sự hành nghề luật sư theo phân công của Đoàn luật sư mà không có lý do chính đáng 22
Không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho luật sư của tổ chức mình 23
Không cử đúng người làm việc hoặc không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác, chậm trễ thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền 24
Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài hoặc chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Khoản 3 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)
25
Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam 26
Cho người không phải là luật sư của tổ chức mình hành nghề luật sư dưới danh nghĩa của tổ chức mình 27
Hoạt động không đúng lĩnh vực hành nghề hoặc không đúng trụ sở đã ghi trong giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, giấy phép thành lập hoặc giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam 28
Không cử luật sư của tổ chức mình tham gia tố tụng theo phân công của Đoàn luật sư 29
Hoạt động khi tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam không bảo đảm có 02 luật sư nước ngoài có mặt và hành nghề tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên trong khoảng thời gian liên tục 12 tháng, kể cả trưởng chi nhánh, giám đốc công ty luật nước ngoài 30
Cho tổ chức khác sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập để hoạt động hành nghề luật sư 31
Hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản thiếu một trong các nội dung theo quy định 32
Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (Khoản 4 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)
33
Sử dụng giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư khác hoặc giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài khác tại Việt Nam để hoạt động hành nghề luật sư 34
Cung cấp dịch vụ pháp lý thông qua văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư 35
Thay đổi nội dung hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư khi chưa được cấp lại giấy đăng ký hoạt động; thay đổi nội dung giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam khi chưa có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền 36
Hoạt động không đúng phạm vi hành nghề của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam 37
Thực hiện dịch vụ pháp lý mà không ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng (Khoản 5 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)
38
Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ, việc 39
Hoạt động khi chưa được cấp giấy đăng ký hoạt động 40
Không đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam với cơ quan có thẩm quyền Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng (Khoản 6 Điều 7 Nghị định 82/2020/NĐ-CP)
41
Hoạt động tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý, hoạt động với danh nghĩa tổ chức hành nghề luật sư hoặc treo biển hiệu là tổ chức hành nghề luật sư mà không phải là tổ chức hành nghề luật sư
Điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư
Cụ thể tại khoản 3 Điều 32 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) quy định về điều kiện thành lập tổ chức hành nghề luật sư như sau:
- Luật sư thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư phải có ít nhất hai năm hành nghề liên tục làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức theo quy định Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012);
- Tổ chức hành nghề luật sư phải có trụ sở làm việc.
>Xem thêm: Thù lao của luật sư trong vụ án hình sự
Trên đây là bài viết về: Tổng hợp mức phạt hành chính đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ LawKey hoặc có thể sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn của chúng tôi.
Dự toán ngân sách nhà nước là gì? Căn cứ lập dự toán ngân sách
Dự toán ngân sách nhà nước là việc hoạch định nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước. Vậy căn cứ lập dự [...]
Chấp hành ngân sách nhà nước là gì?
Chấp hành ngân sách nhà nước là một khâu trong chu trình ngân sách nhà nước. Vậy chấp hành ngân sách nhà nước là gì? 1.Ngân [...]