Trả tiền bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi 2012
Dưới đây là những điều cần biết về việc trả tiền bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi 2012. Cụ thể như sau:
Thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm
Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm quy định tại Điều 22 Luật bảo hiểm tiền gửi 2012 như sau:
– Thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản;
Hoặc
– Thời điểm Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.
Xem thêm: Các phí bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật
Thời hạn và hạn mức trả tiền bảo hiểm
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ thời điểm phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức bảo hiểm tiền gửi có trách nhiệm trả tiền bảo hiểm cho người được bảo hiểm tiền gửi.
Hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Xem thêm: Truy thu phí nộp thiếu hoặc nộp chậm phí bảo hiểm tiền gửi
Số tiền bảo hiểm được trả
Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định trên (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75.000.000 đồng (bảy mươi lăm triệu đồng).
Việc thanh toán số tiền bảo hiểm được trả trong trường hợp đặc biệt được thực hiện như sau:
Trường hợp nhiều người sở hữu chung tiền gửi được bảo hiểm tiền gửi
– Số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của nhiều người sở hữu chung tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bao gồm tiền gốc và tiền lãi, tối đa bằng hạn mức trả tiền bảo hiểm cho một người.
Số tiền bảo hiểm được trả sẽ được chia theo thỏa thuận của các đồng chủ sở hữu; trường hợp giữa các đồng chủ sở hữu không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì giải quyết theo quy định của pháp luật;
– Trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu có khoản tiền gửi khác được bảo hiểm tại cùng một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi thì tổng số tiền bảo hiểm được trả cho một đồng chủ sở hữu không vượt quá hạn mức trả tiền bảo hiểm.
Trường hợp người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
Trước khi trả tiền bảo hiểm thì tổ chức bảo hiểm xem xét, rà soát danh sách nếu người được bảo hiểm tiền gửi có khoản nợ tại tổ chức thì phải chi trả khoản nợ đó trước.
Sau đó, người được bảo hiểm tiền gửi mới nhận được số tiền gửi được bảo hiểm là số tiền còn lại sau khi trừ khoản nợ đó.
Xem thêm: Quy định về tiền gửi được bảo hiểm theo pháp luật hiện nay
Thủ tục cấp chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Trả tiền bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi 2012” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Đóng bảo hiểm xã hội đối với hợp đồng lao động mùa vụ
Hợp đồng lao động mùa vụ là gì? Khi giao kết hợp đồng lao động mùa vụ thì có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người [...]
Căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hiện nay
Tái thẩm là thủ tục đặc biệt trong hoạt động tố tụng dân sự. Vậy căn cứ kháng nghị theo thủ tục tái thẩm hiện [...]