Trách nhiệm của các bên khi thuê đại lý làm thủ tục hải quan
Nhiều doanh nghiệp lựa chọn thuê các đại lý làm thủ tục hải quan để thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Vậy trách nhiệm của các bên trong quan hệ này là gì?
Căn cứ pháp lý:
– Thông tư số 22/2019/TT-BTC
1.Quyền, trách nhiệm của Đại lý làm thủ tục hải quan
– Quản lý, sử dụng mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan để tiến hành các công việc khai báo về làm thủ tục hải quan trong phạm vi được chủ hàng ủy quyền; Chịu trách nhiệm về việc giới thiệu, đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan cấp mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan cho người đáp ứng đủ điều kiện theo quy định; đăng ký thông tin mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan để cơ quan hải quan cấp tài khoản kết nối hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử
– Yêu cầu chủ hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng đại lý.
– Yêu cầu cơ quan hải quan hướng dẫn về thủ tục hải quan, thủ tục thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, kỹ thuật trong việc kết nối mạng với cơ quan hải quan và cung cấp các quy định mới của pháp luật về hải quan; tham dự các lớp tập huấn, bồi dưỡng pháp luật về hải quan; Được cung cấp dữ liệu điện tử liên quan đến tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục hải quan qua đại lý làm thủ tục hải quan.
– Chịu trách nhiệm về các nội dung khai trên tờ khai hải quan trên cơ sở bộ chứng từ, tài liệu liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do chủ hàng cung cấp và thực hiện đúng phạm vi được ủy quyền theo hợp đồng đại lý.
– Thông báo cho Tổng cục Hải quan thực hiện thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp vi phạm quy định hoặc trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan bị giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động.
– Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu liên quan đến chủ hàng hoặc các lô hàng do đại lý làm thủ tục hải quan đứng tên khai hải quan theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
– Chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hải quan.
– Trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan thay mặt chủ hàng hóa là thương nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam thực hiện quyền kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu thì đại lý làm thủ tục hải quan phải chịu trách nhiệm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế và các pháp luật khác có liên quan.
– Đại lý làm thủ tục hải quan có trách nhiệm:
a) Định kỳ vào ngày 05 của tháng đầu quý sau, báo cáo tình hình hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan
b) Báo cáo, đề nghị Tổng cục Hải quan thực hiện thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan, tài khoản kết nối hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử đối trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày phát sinh.
>>>Xem thêm Quy định về đại lý làm thủ tục hải quan hiện nay là gì?
2. Quyền, trách nhiệm của chủ hàng
– Cung cấp đầy đủ, chính xác các chứng từ, thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan của lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cho đại lý làm thủ tục hải quan.
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan cung cấp cho đại lý làm thủ tục hải quan.
– Giám sát, khiếu nại việc thực hiện các nghĩa vụ của Đại lý làm thủ tục hải quan trong phạm vi được ủy quyền và chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định xử lý của cơ quan hải quan trong trường hợp đại lý làm thủ tục hải quan vi phạm các quy định của pháp luật về hải quan, pháp luật về thuế.
– Đề nghị cơ quan hải quan chấm dứt làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu trong trường hợp phát hiện Đại lý làm thủ tục hải quan không thực hiện đúng các nghĩa vụ trong hợp đồng.
– Bố trí người làm thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính trực tiếp với cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật hải quan.
– Khi phát sinh hợp đồng đại lý làm thủ tục hải quan, chủ hàng thông báo danh sách đại lý làm thủ tục hải quan được thay mặt chủ hàng khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan trước khi đại lý làm thủ tục hải quan thực hiện việc khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trừ các trường hợp sau:
a) Khai và làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh theo quy định pháp luật về bưu chính và hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của các tổ chức, cá nhân không có mã số thuế;
c) Hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở Việt Nam gửi cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này; hàng hóa viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; hàng hóa là hàng mẫu không thanh toán; hàng hóa là hành lý cá nhân của người nhập cảnh gửi theo vận đơn, hàng hóa mang theo người nhập cảnh vượt tiêu chuẩn miễn thuế.
– Được cung cấp dữ liệu điện tử liên quan đến tờ khai hải quan của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục hải quan qua đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp chủ hàng có hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng theo yêu cầu của cơ quan hải quan.
>>>Xem thêm Người khai hải quan được pháp luật quy định như thế nào?
Những hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính bị xử phạt
Những hành vi vi phạm quy định về nộp và công khai báo cáo tài chính bị xử phạt. Mức phạt tương ứng với vi phạm. 1. Khái [...]
Xử lý hóa đơn mua của doanh nghiệp bỏ trốn
Đối với những doanh nghiệp có mua hóa đơn của doanh nghiệp bỏ trốn có dấu hiệu mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhưng chưa [...]