Trách nhiệm khai, nộp thuế giá trị gia tăng của chi nhánh trong Công ty
Khai thuế và nộp thuế của doanh nghiệp là công đoạn vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, khi thành lập chi nhánh, các công ty lại thường lúng túng, không biết khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng của chi nhánh như thế nào? Có như doanh nghiệp hay không?
Trong nội dung bài viết, Lawkey sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách hàng về trách nhiệm khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng của chi nhánh công ty.
1. Văn bản pháp luật điều chỉnh:
2. Các trường hợp chi nhánh phải nộp thuế:
Trường hợp chi nhánh ở cùng địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ kê khai thuế GTGT cho cả chi nhánh.
Trường hợp chi nhánh ở khác địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với doanh nghiệp:
Nếu chi nhánh trực tiếp bán hàng, có phát sinh doanh thu và hạch toán độc lập thì chi nhánh sẽ thực hiện khai, nộp thuế tại cơ quan thuế quản lý cấp trên trực tiếp của chi nhánh.
Nếu chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp phải thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
Xem thêm: Phân biệt chi nhánh hạch toán độc lập và chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Lưu ý đối với doanh nghiệp khai, nộp thuế theo phương pháp khấu trừ:
– Nếu chi nhánh có hạch toán kế toán thì phải đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh. Khi điều chuyển bán thành phẩm hoặc thành phẩm, kể cả xuất cho doanh nghiệp thì phải sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng làm căn cứ kê khai, nộp thuế tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của chi nhánh.
– Nếu chi nhánh không thực hiện hạch toán kế toán thì doanh nghiệp thực hiện khai thuế tại trụ sở chính và nộp thuế cho chi nhánh.
3.Hồ sơ:
Doanh nghiệp chuẩn bị chứng từ, giấy tờ gồm những giấy tờ sau:
1. Bảng phân bổ thuế GTGT (theo mẫu số 01-6/GTGT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC);
2. Chứng từ thuế nộp thuế GTGT;
Trên chứng từ nộp thuế phải ghi rõ nộp vào tài khoản thu ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước đồng cấp với cơ quan thuế nơi trụ sở chính đăng ký kê khai thuế và địa phương nơi có cơ sở sản xuất trực thuộc.
3. Hồ sơ khai thuế GTGT
4. Nơi nộp:
Cơ quan quản lý thuế trực tiếp của trụ sở chính doanh nghiệp và của các chi nhán
Trên đây là nội dung giải đáp thắc mắc về khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng của chi nhánh công ty. Ngoài ra, quý khách hàng có thể tham khảo các dịch vụ kế toán – thuế uy tín Lawkey cung cấp. Rất hân hạnh được phục vụ quý khách!
Sẽ giảm thuế đối với người nộp thuế TNCN gặp khó khăn do bão Yagi
Trường hợp người nộp thuế TNCN gặp khó khăn do bão Yagi làm ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm [...]
Mức phạt nộp chậm các tờ khai thuế của doanh nghiệp
Rất nhiều doanh nghiệp chủ quan trong việc nộp các tờ khai thuế đúng thời hạn. Mức phạt nộp chậm các tờ khai thuế hiện [...]