Trình tự cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo quy định hiện hành
Tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu phân bón theo quy định nò? Có cần giấy phép nhập khẩu phân bón không? Trình tự cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo quy định hiện hành.
Quy định về nhập khẩu phân bón
Theo quy định tại Điều 44 Luật trồng trọt 2018, tổ chức, cá nhân có phân bón đã được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam được nhập khẩu hoặc ủy quyền nhập khẩu phân bón trong Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam và không cần Giấy phép nhập khẩu phân bón.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón chưa được công nhận lưu hành tại Việt Nam phải có Giấy phép nhập khẩu phân bón trong trường hợp sau đây:
– Phân bón để khảo nghiệm;
– Phân bón dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí;
– Phân bón sử dụng trong dự án của nước ngoài tại Việt Nam;
– Phân bón làm quà tặng, làm hàng mẫu;
– Phân bón tham gia hội chợ, triển lãm;
– Phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học;
– Phân bón làm nguyên liệu để sản xuất phân bón khác;
– Phân bón tạm nhập, tái xuất hoặc phân bón quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu Việt Nam; phân bón gửi kho ngoại quan; phân bón nhập khẩu vào khu chế xuất.
Xem thêm: Điều kiện sản xuất và buôn bán phân bón theo quy định mới nhất
Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Trình tự cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón cho tổ chức, cá nhân yêu cầu theo trình tự quy định tại Điều 20 Nghị định 84/2019/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Hồ sơ tuỳ trong từng trường hợp cụ thể sẽ có những giấy tờ cần thiết dưới đây:
– Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
– Văn bản của nhà sản xuất về chỉ tiêu chất lượng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế trong phân bón;
– Giấy chứng nhận lưu hành tự do của nước xuất khẩu cấp;
– Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam;
– Đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu;
– Hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài.
Hồ sơ sau khi được chuẩn bị thì gửi đến Cục Bảo vệ thực vật.
Bước 2: Trả lời tính đầy đủ của thành phần hồ sơ
Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp: Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay khi tổ chức, cá nhân đến nộp hồ sơ.
Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng: Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cục Bảo vệ thực vật xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cục Bảo vệ thực vật trả lại hồ sơ và thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung.
Bước 3: Cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 84/2019/NĐ-CP.
Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Xem thêm: Trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Trình tự cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón theo quy định hiện hành ” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.
Trường hợp nào chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật?
Theo quy định pháp luật thì các trường hợp nào được xem là chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật? Hãy cùng LawKey tìm [...]
Quy định về giới hạn cấp tín dụng của tổ chức tín dụng
Bên cạnh các trường hợp không được cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, tổ chức tín dụng còn cần đặt ra giới [...]