Hướng dẫn trình tự, thủ tục niêm yết chứng khoán
Khi các chủ doanh nghiệp muốn mở rộng và phát triển việc kinh doanh thì họ sẽ tiến hành việc phát hành chứng khoán ra công chúng (niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch). Để đáp ứng nhu cầu đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 202/2015/TT-BTC. Thông tư nhằm hướng dẫn trình tự, thủ tục niêm yết chứng khoán.
I. Kiểm tra điều kiện niêm yết chứng khoán
Điều kiện niêm yết chứng khoán là bước đầu tiên của trình tự, thủ tục niêm yết chứng khoán. Điều kiện thực hiện theo Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và Nghị định số 60/2015/NĐ-CP :
a) Điều kiện niêm yết chứng khoán tại SDGCK Thành phố Hồ Chí Minh: thực hiện theo quy định tại Điều 53 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 15 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP;
b) Điều kiện niêm yết chứng khoán tại SGDCK Hà Nội: thực hiện theo quy định tại Điều 54 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP.
II. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Bước tiếp theo của trình tự, thủ tục niêm yết chứng khoán là hoàn thiện hồ sơ:
1. Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán được thực hiện theo quy định tại Điều 57 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP và khoản 18 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP:
a) Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu;
b) Bản chính Quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc niêm yết cổ phiếu hoặc quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về Đề án cổ phần hóa (trong trường hợp niêm yết cổ phiếu của doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa)
c) Sổ đăng ký cổ đông của tổ chức đăng ký niêm yết được lập trong thời hạn 01 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết;
d) Bản cáo bạch theo mẫu của Bộ Tài chính;
đ) Cam kết của cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc), Kế toán trưởng và cam kết của cổ đông lớn là người có liên quan với thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng Giám đốc) và Kế toán trưởng của công ty nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng tiếp theo;
e) Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có);
g) Giấy cam kết hạn chế tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài theo quy định của pháp luật đối với lĩnh vực kinh doanh đặc thù (nếu có);
h) Danh sách những người có liên quan đến các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát và Kế toán trưởng;
i) Giấy chứng nhận của Trung tâm lưu ký chứng khoán về việc cổ phiếu của tổ chức đó đã đăng ký, lưu ký tập trung;
k) Văn bản chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng cổ phần.
2. Thông tư 202/2015/TT-BTC cũng có hướng dẫn về mẫu Giấy đăng ký niêm yết và Bản cáo bạch, cụ thể như sau:
a) Giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư đại chúng, cổ phiếu công ty đầu tư chứng khoán đại chúng theo mẫu quy định tại các Phụ lục số 01 (a), 01 (b), 01 (c), 01 (d) ban hành kèm theo Thông tư 202/2015/TT-BTC;
b) Bản cáo bạch theo mẫu quy định tại các Phụ lục số 02, 03, 04 ban hành kèm theo Thông tư 202/2015/TT-BTC.
III. Phí đăng ký niêm yết
Lệ phí thực hiện: Quy định tại Thông tư số 65/2016/TT-BTC ngày 26/4/2016 của Bộ Tài chính:
TÊN PHÍ | MỨC THU | ĐỐI TƯỢNG NỘP | THỜI GIAN NỘP | PHẠM VI ÁP DỤNG |
Phí đăng ký niêm yết lần đầu | 10 triệu đồng | Tổ chức đăng ký niêm yết (tổ chức phát hành đang thực hiện thủ tục đăng ký niêm yết lần đầu) | Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày SGDCK ra Quyết định chấp thuận niêm yết (thu một lần duy nhất) | Không áp dụng đối với trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và các tổ chức đăng ký giao dịch trên UPCOM |
IV. Thông tin chung
– Cơ quan có thẩm quyền quyết định: SGDCK Hà Nội hoặc SGDCK TP.HCM
– Thời gian giải quyết: 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
– Đối tượng thực hiện: Tổ chức đăng ký niêm yết
– Căn cứ pháp lý:
+ Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/7/2012 của Chính phủ;
+ Nghị định 60/2015/NĐ-CP ngày 26/6/2015 của Chính phủ;
+ Thông tư số 202/2015/TT-BTC ngày 18/12/2015 của Bộ Tài chính;
+ Thông tư số 65/2016/TT-BTC ngày 26/4/2016 của Bộ Tài chính.
Trên đây là nội dung tư vấn về Trình tự, thủ tục niêm yết chứng khoán do LawKey tổng hợp trên cơ sở các quy định của pháp luật tại thời điểm soạn thảo. LawKey cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ.
Quyền và nghĩa vụ của quỹ tín dụng nhân dân là gì?
Thành viên của quỹ tín dụng nhân dân là các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân với mục đích góp vốn là hỗ trợ nhau trong [...]
Chế độ hưu trí khi nghỉ hưu trước tuổi theo pháp luật hiện hành
Khi nào người lao động được hưởng chế độ hưu trí khi nghỉ hưu trước tuổi và mức hưởng như thế nào Luật bảo [...]