Trình tự, thủ tục tiến hành phiên hòa giải
Trình tự, thủ tục tiến hành phiên hòa giải theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như thế nào?
Thành phần phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Căn cứ quy định tại Điều 209 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
♦ Thành phần tham gia phiên họp gồm có:
+ Thẩm phán chủ trì phiên họp;
+ Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
+ Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
+ Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
+ Người phiên dịch (nếu có).
♦ Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp; đối với vụ án về hôn nhân và gia đình, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
♦ Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự.
Trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Căn cứ quy định tại Điều 210 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, trình tự thủ tục như sau
Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ
Bước 1. Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật này.
Bước 2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
+ Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
+ Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
+ Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
+ Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
Bước 3. Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.
Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau
Bước 1. Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
Bước 2. Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
Bước 3. Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
Bước 4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
Bước 5. Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
Bước 6. Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
Bước 7. Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
Các kết quả có thể xảy ra
♦ Hòa giải thành toàn bộ vụ án: Khác với việc hòa giải tại phiên tòa, chỉ trong trường hợp, các đương sự thống nhất được với nhau về toàn bộ các vấn đề giải quyết vụ án (kể cả phần án phí) thì Tòa án mới lập biên bản hòa giải thành, trong đó nêu rõ tranh chấp và nội dung các đương sự thỏa thuận, hướng giải quyết.
Biên bản hòa giải thành được thừa nhận khi có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 3 Điều 210 BLTTDS và phải có đầy đủ chữ ký của Thẩm phán, Thư ký và các đương sự tham gia hòa giải. Văn bản hòa giải thành này chưa có giá trị pháp lý, chỉ là văn bản ghi nhận sự kiện pháp lý nhưng là cơ sở để Tòa án ra Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự.
Cần lưu ý trong vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình, do tính chất đặc thù của quan hệ tranh chấp này nên mục tiêu hòa giải hướng tới việc đoàn tụ của hai vợ chồng. Trường hợp vợ chồng thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ các vấn đề có tranh chấp trong vụ án thì Tòa án sẽ lập biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành (Mẫu số 37-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao) Giá trị biên bản này tương tự như biên bản hòa giải thành (Mẫu số 38).
♦ Hòa giải thành một phần vụ án: Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết một phần vụ án hoặc thỏa thuận được về toàn bộ nội dung vụ án nhưng không thỏa thuận được với nhau về nghĩa vụ chịu án phí thì thuộc trường hợp hòa giải không thành; trong biên bản hòa Tòa án ghi rõ những nội dung đã được các đương sự thống nhất và những nội dung không thống nhất.
♦ Hòa giải không thành: Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Tòa án phải lập biên bản hòa giải không thành (trong biên bản hòa giải phải ghi đầy đủ những nội dung không thỏa thuận được theo quy định tại Khoản 3 Điều 211 BLTTDS) và ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung.
Trên đây là nội dung bài viết Phạm vi hòa giải theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Hãy liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết những vướng mắc và sử dụng dịch vụ pháp lý uy tín nhé.
Trường hợp nào chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật?
Theo quy định pháp luật thì các trường hợp nào được xem là chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật? Hãy cùng LawKey tìm [...]
Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra được pháp luật dân sự quy định thế nào? Pháp nhân có trách nhiệm [...]