Những trường hợp học nghề phổ biến hiện nay
Những trường hợp học nghề phổ biến hiện nay
Ở Việt Nam có rất nhiều đơn vị đào tạo dạy nghề, hầu hết đảm bảo đầy đủ các phương thức đào tạo cho tất cả các nghề trong xã hội. Trong bài viết này, Lawkey xin hệ thống và sắp xếp các công việc dạy nghề vào các nhóm mang tính chất phổ quát để bạn đọc dễ hình dung về mô hình đào tạo nghề hiện nay.
1.Học nghề để làm việc cho doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề
Để tuyển chọn và sử dụng lao động, các doanh nghiệp có nhiều cách thực hiện: tuyển những người có trình độ tay nghề từ thị trường lao động, tuyển những người chưa có trình độ tay nghề cần thiết và đào tạo nghề cho họ trước khi sử dụng chính thức,…Đối với lao động chưa có tay nghề, doanh nghiệp cần phải đào tạo, họ không phải bỏ ra một khoản chi phí lớn để có được một nghề rong tay, họ sẽ chấp nhận và có trách nhiệm với cam kết về thời giam phải làm việc cho doanh nghiệp sau khi học xong. Từ đó doanh nghiệp có điều kiện ổn định lực lượng lao động, ổn định sản xuất và tăng cường kinh tế,…
Đối với mô hình học nghề này, bạn đọc cần lưu ý tới những nội dung sau:
– Một là, doanh nghiệp không được thu học phí của người học nghề và người học nghề phải cam kết làm việc cho doanh nghiệp một thời hạn nhất định sau khi học xong. Những khoản chi phí cho việc đào tạo nghề cho người lao động, xét về khía cạnh kinh tế, là một khoản đầu tư cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Phía doanh nghiệp có quyền đòi hỏi từ phía người học một thời hạn làm việc nhất định sau khi học xong để khai thác sức lao động – một phần do doanh nghiệp đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, cam kết về thời hạn người học nghề phải làm việc cho doanh nghiệp sau khi học xong không ràng buộc trách nhiệm của doanh nghiệp phải nhận người học nghề vào làm việc, bởi có nhiều nguyên nhân như: người học nghề không đạt yêu cầu của nghề theo học, doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng lao động… Trong trường hợp này, doanh nghiệp cũng đã phải chịu thiệt thòi – mất khoản chi phí dạy nghề đã đầu tư cho người học nghề.
– Hai là, người học nghề phải bồi thường chi phí dạy nghề cho doanh nghiệp trong trường hợp vi phạm cam kết về thời hạn phải làm việc cho doanh nghiệp, đó là các trường hợp: người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn, người học nghề không làm việc cho doanh nghiệp hoặc làm không đủ thời hạn đã cam kết trong hợp đồng học nghề trước đó. Còn đối với các trường hợp: người học nghề là phụ nữ có thai phải chấm dứt hợp đồng học nghề hoặc hợp đồng lao động theo xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc tiếp tục học nghề hoặc việc làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì doanh nghiệp sẽ không giao kết hợp đồng lao động với người học nghề sau khi học xong. Trường hợp người học nghề chấm dứt hợp đồng vì lý do bất khả kháng haya chấm dứt một cách hợp pháp thì không phải bòi thường chi phí dạy nghề cho doanh nghiệp (chi phí dạy nghề gồm các khoản phí cho người dạy, tài liệu học tập, vật liệu thực hành,…).
2. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp
Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, người lao động có quyền được bồi dưỡng, nâng cao trình độ tay nghề. Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng nghề cho người lao động của doanh nghiệp, mục đích để đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực và đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh doanh.
Việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kĩ năng nghề cho người lao động có thể bao gồm các nội dung: bổ túc hoàn thiện kiến thức, kĩ năng lao động để người lao động có khả năng làm tốt hơn những công việc theo quy định của bậc thợ, bồi dưỡng mở rộng kiến thức, kĩ năng lao động có liên quan đến nghề, giúp người lao động làm được những công việc liên quan đến nghề, nâng cao hiệu quả công việc, bồi dưỡng nâng cao bậc nghề để người lao động đủ khả năng thì nâng bậc thợ, bồi dưỡng thợ giỏi,…
3. Học nghề để đi làm việc ở nước ngoài (xuất khẩu lao động)
Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có thể tuyển lao động có trình độ nghề theo yêu cầu (có sẵn) từ thị trường lao động Việt Nam hoặc sẽ tổ chức đào tạo nghề cho họ trước khi đưa đi. Song vấn đề quan trọng mà trong mọi trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải thực hiện đó là đào tạo và giáo dục định hướng cho người lao động trước khi kí hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài với họ
Nội dung đào tạo, giáo dục định hướng gồm: học ngoại ngữ, đào tạo, bổ túc kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghề cho người lao động, nội dung hợp đồng, pháp luật, phong tục tập quấn, kỉ luật lao động,… của nước tiếp nhận lao động
– Về ngoại ngữ: kết thúc khóa đào tạo, giáo dục định hướng, người lao đọng phải đạt được yêu cầu về ngoại ngữ do Cục quản lí lao động ngoài nước quy định, riêng đối với chuyên gia phải đạt được yêu cầu về ngoại ngữ do nước tiếp nhận lao động quy định
– Về kiến thức chuyên môn, kĩ thuật: trong những trường hợp cần thiết, người lao động phải được đào tạo, bổ túc kiến thức chuyên môn, kĩ thuật phù hợp với yêu cầu của nghề, công việc sẽ thực hiện ở nước ngoài.
– Về nội dung các hợp đồng có liên quan đến người lao động: người lao động phải nắm và hiểu được những nội dung của hợp đồng mà doanh nghiệp xuất khẩu lao động kí với doanh nghiệp nước ngoài, hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài mà doanh nghiệp sẽ kí với người lao động, hợp đồng lao động mà người sử dụng lao động sẽ kí với người lao động cũng như quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động
– Về pháp luật, phong tục tập quán, kỉ luật lao động: Trong thời gian làm việc ở nước ngoài, người lao động Việt Nam sẽ bị điều chỉnh bởi pháp luật của nước sở tại, chịu sự tác động và ảnh hưởng của phong tục tập quán nói riêng và nền văn hóa nói chung của nước họ. Vì vậy, để quá trình làm việc và sinh sống của người lao động được thuận lợi và mang lại lợi ích cho tất cả các bên có liên quan, trong nội dung đào tạo, giáo dục định hướng cũng cần chú trọng một cách thích đáng đến những nội dung này.
Người lao động phải chịu các chi phí có liên quan tới việc học nghề, giáo dục định hướng trước khi đưa theo sự tính toán của doanh nghiệp xuất khẩu lao động trên cơ sở pháp luật của Nhà nước.
Trên đây là nội dung Những trường hợp học nghề phổ biến hiện nay LawKey gửi đến bạn đọc.
Quy định về việc góp vốn điều lệ thành lập công ty
Tôi mở công ty 1TV năm ngoái, để tạo uy tín trên thị trường nên tôi đăng ký vốn điều lệ 50 tỷ. Giờ đã quá thời hạn [...]
Thủ tục đăng ký hoạt động trở lại sau khi đã tạm ngừng kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân
Thủ tục đăng ký hoạt động trở lại sau khi đã tạm ngừng kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân 1. Khái quát quy định về [...]