Xác định tư cách pháp nhân hộ kinh doanh theo quy định
Hiện nay, nếu không kể đến những hình thức doanh nghiệp lớn như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,…thì hình thức kinh doanh với quy mô nhỏ như hộ kinh doanh là một thành phần không thể thiếu trong nền kinh tế quốc dân. Với quy mô vừa và nhỏ, hình thức hộ kinh doanh hiện đang rất phổ biến và đem lại thu nhập không nhỏ cho người dân. Vậy hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp.
Pháp nhân là gì? Điều kiện để có tư cách pháp nhân
Pháp nhân theo định nghĩa pháp lý được hiểu là Nhà nước công nhận cho một tổ chức (nhóm người) có khả năng tồn tại, hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nếu một tổ chức có tư cách pháp nhân thì tổ chức đó có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của một pháp nhân mà luật đã quy định.
Theo điều 74 Bộ luật dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đủ 4 điều kiện sau:
- Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Hộ kinh doanh là gì? Đặc điểm pháp lý của hộ kinh doanh
Khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định về hộ kinh doanh như sau: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh”.
Như vậy, theo quy định trên có thể thấy hộ kinh doanh có các đặc điểm pháp lý như sau:
- Hộ kinh doanh do một cá nhân, một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ.
- Hộ kinh doanh thường kinh doanh với quy mô nhỏ. Hộ kinh doanh chỉ được phép đăng ký một địa chỉ và sử dụng dưới 10 lao động.
- Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn trong hoạt động kinh doanh.
Hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân hay không?
Tương tự với hình thức doanh nghiệp tư nhân, hiện tại hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân.
Theo quy định, pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm đối với tài sản riêng của mình, mà hộ kinh doanh lại chịu trách nhiệm bằng chính tài sản riêng của chủ sở hữu và chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh vì vậy không thể có tư cách pháp nhân.
Trên cơ sở này có thể thấy, hộ kinh doanh không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Do vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà các doanh nghiệp đang thực hiện.
Trên đây là bài viết của chúng tôi theo quy định pháp luật, nếu có thắc mắc vui lòng liên hệ Lawkey.
Những trường hợp học nghề phổ biến hiện nay
Những trường hợp học nghề phổ biến hiện nay Ở Việt Nam có rất nhiều đơn vị đào tạo dạy nghề, hầu hết đảm bảo [...]
Thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam
Thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài tại Việt Nam quy định thế nào? Hãy cùng LawKey tìm [...]