Tự do tín ngưỡng tôn giáo là quyền cơ bản của con người
Tự do tín ngưỡng tôn giáo là gì? Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Chế tài của pháp luật ra sao đối với hành vi vi phạm trong quan hệ này?
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo
Hiện nay trên các phương tiện thông tin đại chúng đang có những thông tin về tín ngưỡng tôn giáo liên quan đến “Sư Thích Minh Tuệ”. Có một bộ phận người dân chưa thực sự hiểu rõ về vấn đề này. Vậy, pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Làm thế nào để có thể thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo mà không vi phạm pháp luật?
Quy định của pháp luật
Điều 24 Hiến pháp 2013 quy định:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Khoản 1, 2 Điều 6 Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 quy định:
- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
- Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
Pháp luật Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của con người, pháp luật có các quy định, chế tài để bảo vệ sự tự do tôn giáo đó.
Những hành vi bị cấm
Theo quy định tại Điều 5 Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016, những hành vi bị nghiêm cấm cụ thể cụ thể như sau:
- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
- Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
- Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
- Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Quy định xử phạt
Về vấn đề xử phạt vi phạm pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo, Khoản 1 Điều 64 Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 quy định:
- Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, mọi cá nhân đều có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, pháp luật không ngăn cản hay hạn chế mà còn tạo điều kiện để người dân đảm bảo được quyền này. Bên cạnh đó pháp luật cũng nghiêm cấm các hành vi lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc trục lợi cho bản thân. Người dân cần nhận thức rõ vấn đề này để tránh bị kẻ gian lợi dụng hoặc có cái nhìn chưa đúng về tự do tín ngưỡng, tôn giáo
>>Xem thêm: https://lawkey.vn/cap-giay-phep-xay-dung-cong-trinh-tin-nguong-ton-giao/
Thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ theo quy định hiện nay
Công ty quản lý quỹ là tổ chức trung gian tài chính, phục vụ nhu cầu đầu tư hiện nay. Vậy thủ tục thành lập công ty quản [...]
Chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh bất động sản
Chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 như thế nào? [...]