Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp công nghệ cao
Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp công nghệ cao hiện nay được quy định như thế nào? Doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì để được hưởng Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp công nghệ cao?
Thuế suất ưu đãi
Điều 15.1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hợp nhất quy định áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với:
– Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực: Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; đầu tư xây dựng – kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao,…
– Doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Trường hợp doanh nghiệp đang hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc đã hưởng hết ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp mà được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao thì mức ưu đãi đối với doanh nghiệp công nghệ cao được xác định bằng mức ưu đãi áp dụng cho doanh nghiệp công nghệ cao.
Miễn thuế, giảm thuế
Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp nêu trên.
Doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì để được hưởng các ưu đãi trên?
Tiêu chí về sản phẩm và công nghệ
– Công nghệ của khách phải thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển hoặc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển ban hành kèm theo QĐ 38/2020/QĐ-TTg. Sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển là sản phẩm công nghệ cao được tạo ra từ công nghệ thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Có tỷ trọng giá trị gia tăng cao trong cơ cấu giá trị sản phẩm;
+ Có tính cạnh tranh cao và hiệu quả kinh tế – xã hội lớn;
+ Có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế sản phẩm nhập khẩu;
+ Góp phần nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
– Áp dụng các biện pháp thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam thì áp dụng tiêu chuẩn của tổ chức quốc tế chuyên ngành;
Tiêu chí đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D)
Đối với doanh thu
Doanh thu từ sản phẩm công nghệ cao phải đạt ít nhất 70% trong tổng doanh thu thuần hằng năm của doanh nghiệp.
Đối với chi phí
Tỷ lệ tổng chi cho hoạt động R&D (bao gồm khấu hao đầu tư cơ sở hạ tầng, tài sản cố định, chi thường xuyên cho hoạt động R&D; chi hoạt động đào tạo, hỗ trợ đào tạo cho lao động R&D của doanh nghiệp, các tổ chức khoa học và công nghệ, cơ sở đào tạo tại Việt Nam; phí bản quyền, chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phục vụ hoạt động R&D; phí đăng ký công nhận hoặc bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích tại Việt Nam) trên giá trị của tổng doanh thu thuần trừ đi giá trị đầu vào (bao gồm giá trị nguyên vật liệu, linh kiện phục vụ sản xuất nhập khẩu và mua nội địa) hằng năm:
+ Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 0,5%;
+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 1%;
+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này phải đạt ít nhất 2%.
Đối với lao động
Tỷ lệ lao động trực tiếp thực hiện nghiên cứu và phát triển có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên của doanh nghiệp (là số lao động đã ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 năm trở lên hoặc hợp đồng không xác định thời hạn, trong đó lao động có trình độ cao đẳng không vượt quá 30%) trên tổng số lao động:
+ Đối với doanh nghiệp có tổng nguồn vốn từ 6.000 tỷ đồng và tổng số lao động từ 3.000 người trở lên phải đạt ít nhất 1%;
+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này, có tổng nguồn vốn từ 100 tỷ đồng và tổng số lao động từ 200 người trở lên phải đạt ít nhất 2,5%;
+ Đối với doanh nghiệp không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này phải đạt ít nhất 5%.
Trên đây là nội dung Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp công nghệ cao Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Nên lựa chọn thành lập doanh nghiệp loại hình nào là phù hợp
Thành lập doanh nghiệp để thực hiện ước mơ Starup đang ấp ủ hoặc để triển khai chuyên sâu một lĩnh vực kinh doanh là lựa [...]
Điều kiện để huy động vốn đầu tư bất động sản theo quy định pháp luật
Việc huy động vốn để đầu tư bất động sản đem lại nguồn vốn nhanh chóng và kịp thời cho nhà đầu tư. Vậy pháp luật [...]