Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính theo quy định hiện nay
Vi phạm hành chính là một trong những vấn đề pháp lý được nhiều người quan tâm. Vậy khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính theo quy định hiện nay như thế nào?
Khái niệm vi phạm hành chính
Pháp luật đặt ra những quy chuẩn để điều chỉnh những quan hệ xã hội trong đời sống xã hội. Người nào làm trái các quy định của pháp luật thì tuỳ vào mức độ mà bị xử lý cho phù hợp. Trong đó, việc vi phạm hành chính xảy ra thường xuyên nhất.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xem thêm: Trường hợp miễn, giảm phạt vi phạm hành chính về thuế
Đặc điểm của vi phạm hành chính
Dựa vào khái niệm nêu ra ở trên, chúng ta có thể rút ra một số đặc điểm của vi phạm hành chính như sau:
Một là, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước
Hành vi trái pháp luật hành chính được thể hiện dưới dạng hành động (chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật hành chính ngăn cấm) hoặc không hành động (chủ thể không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính bắt buộc phải thực hiện).
Theo đó, sẽ không có vi phạm hành chính nếu không có hành vi trái pháp luật xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước.
Hai là, vi phạm hành chính là hành vi có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện
Lỗi là dấu hiệu quan trọng nhất trong mặt chủ quan, thể hiện ý chí của người thực hiện. Lỗi trong vi phạm hành chính được thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.
Trong đó:
– Lỗi cố ý thể hiện ở chỗ chủ thể nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi, thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra nhưng vẫn cố tình thực hiện và mong muốn điều đó xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
– Lỗi vô ý thể hiện ở chỗ chủ thể không nhận thức được tính chất nguy hại của hành vi mặc dù có thể hoặc cần phải nhận thức được hoặc nhận thức được nhưng cho rằng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được hậu quả xảy ra.
Bên cạnh đó, người thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm hành chính.
Ba là, vi phạm hành chính phải bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 đặt ra khung pháp lý chung nhất cho việc xử lý vi phạm hành chính của chủ thể. Trong đó, Luật này đăt ra nguyên tắc xử lý vi phạm; các biện pháp xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với các chủ thể vi phạm; các đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính;…
Việc xử lý vi phạm hành chính còn được thể hiện trong các quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Xem thêm: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý đấu thầu
Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực công đoàn
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Khái niệm và đặc điểm của vi phạm hành chính theo quy định hiện nay” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức viên chức
Thông tư 36/2018/TT-BTC hướng dẫn lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí dành cho công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ [...]
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
Bên cạnh hình thứ xử phạt, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định rõ hơn về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính [...]
- Thông tư 25/2018/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 146/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ và sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013
- Luật cư trú 2020
- Thông tư 119/2014/TT-BTC Sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế