Việc sử dụng định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng có bị giới hạn hay không?
Sở hữu riêng là gì và tài sản thuộc sở hữu riêng theo quy định của pháp luật như thế nào? Việc sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng có bị giới hạn hay không? Hãy cùng Lawkey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Sở hữu riêng là gì?
Theo Điều 205 Bộ luật dân sự năm 2015 thì:
“Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân. Tài sản hợp pháp thuộc sở hữu riêng không bị hạn chế về số lượng, giá trị.”
Chủ thể sở hữu
Một cá nhân không phân biệt mức độ năng lực hành vi dân sự đều có quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Khi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi dân sự, cá nhân tự mình thực hiện hoặc thông qua người đại diện, người giám hộ của mình.
Pháp nhân là các tổ chức đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp nhân được quy định tại Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm:
– Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
– Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
– Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Một pháp nhân có quyền sở hữu tài sản của mình thông qua con đường đóng góp của các thành viên, được tặng cho, thừa kế, tiếp nhận từ ngân sách nhà nước…
Đối tượng sở hữu riêng
Đối tượng của sở hữu riêng là tài sản, tài sản này phải đáp ứng yêu cầu hợp pháp. Tài sản này phải được tự do lưu thông hoặc hạn chế lưu thông (nếu hạn chế lưu thông phải đáp ứng được các điều kiện pháp luật cho phép lưu thông).
Việc sử dụng, định đoạt tài sản riêng có bị giới hạn hay không?
Chủ sở hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu riêng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình, nhưng phải tuân thủ các nội dung:
Mục đích của chủ sở hữu
Mục đích của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình gồm:
Phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng: bao gồm các nhu cầu liên quan đến việc ăn, ở, đi lại…của cá nhân giúp cho chủ thể này tồn tại, hoạt động, làm việc…trong đời sống hằng ngày
Phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh: cá nhân, pháp nhân có thể sử dụng tài sản đầu tư nguyên liệu sản xuất, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của sản xuất kinh doanh
Ngoài ra còn có các mục đích khác như tương trợ, từ thiện…tới các chủ thể khác.
Các trường hợp quyền sử dụng định đoạt tài sản riêng bị giới hạn
Các chủ thể về cơ bản có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu của mình nhưng phải đảm bảo không vi phạm, không gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến các quyền, lượi ích hợp pháp:
Lợi ích của quốc gia, dân tộc sự ổn định, phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc.
Chủ sở hữu không được chiếm hữu, sử dụng tài sản vào các hoạt động chống phá nhà nước, cổ súy hoạt động của các lực lượng phản động
Lợi ích công cộng
Là các lợi ích của một cộng đồng người sinh sống trong một khu vực nhất định. Các chủ sở hữu không được sử dụng tài sản gây ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh trật tự.
Ví dụ: chủ sở hữu không được sử dụng dàn âm thanh gây tiếng ồn lớn, gây ảnh hưởng đến dân cư khu phố tại thời điểm sau 11h đêm…
Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác
Pháp luật không cho phép các chủ thể chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của mình để ngăn chặn, gây khó khăn tới việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của người khác hoặc xâm phạm tới tính mạng, sức khỏe của chủ thể khác.
>xem thêm: Sở hữu chung của vợ chồng theo quy định của pháp luật
Trên đây là nội dung tư vấn Việc sử dụng định đoạt tài sản thuộc sở hữu riêng có bị giới hạn hay không? Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Án lệ số 02/2016/AL về Công sức của người đứng tên hộ trên giấy tờ chuyển nhượng
Án lệ số 02/2016/AL với nội dung xác định người đứng tên hộ trên giấy tờ chuyển nhượng có công sức trong việc bảo [...]
Thời gian được nghỉ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè
Thời gian được nghỉ thai sản của giáo viên trùng với thời gian nghỉ hè Tóm tắt câu hỏi: Chào Luật sư! Xin hỏi: Tôi là giáo [...]