Viên chức bị buộc thôi việc trong những trường hợp nào?
Các chế tài xử lý vi phạm đối với viên chức bao gồm những gì? Viên chức bị buộc thôi việc trong những trường hợp nào?
Các chế tài xử lý đối với viên chức
Theo Điều 52 Luật Viên chức 2010 quy về về các hình thức kỷ luật viên chức:
Điều 52. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
Riêng đối với hình thức kỷ luật cách chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý.
Viên chức bị buộc thôi việc trong những trường hợp nào?
Theo Điều 15 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì buộc thôi việc là hình thức kỷ luật áp dụng với cả viên chức không giữ chức vụ quản lý và viên chức quản lý.
Điều 19 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định viên chức bị kỷ luật với hình thức buộc thôi việc nếu thuộc một trong năm trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;
3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 112/2020/NĐ-CP;
4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Đặc biệt, theo khoản 2 Điều 30 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì khi viên chức bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng sẽ nhận được quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Trên đây là nội dung bài viết viên chức bị buộc thôi việc trong những trường hợp nào?. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn đọc vui lòng liên hệ LawKey để được giải đáp chi tiết.
Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn khi nào?
Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn cần đáp ứng những điều kiện gì? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết [...]
Những trường hợp cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh
Những trường hợp nào cho phép cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện nay? Cùng Lawkey tìm [...]