Vốn góp của thành viên quỹ tín dụng nhân dân theo quy đinh hiện nay
Để trở thành thành viên của quỹ tín dụng nhân dân, cá nhân, hộ gia đình cần góp vốn vào quỹ tín dụng nhân dân. Vốn này trở thành vốn góp của thành viên quỹ tín dụng nhân dân.
Căn cứ pháp lý:
– Luật các tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật các tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 04/2015/TT-NHNN
– Thông tư 21/2019/TT-NHNN
1. Góp vốn của thành viên
– Vốn góp của thành viên bao gồm vốn góp xác lập tư cách thành viên và vốn góp bổ sung. Vốn góp xác lập tư cách thành viên là số vốn góp tối thiểu để xác lập tư cách thành viên.Vốn góp bổ sung là vốn góp thêm của thành viên (ngoài vốn góp xác lập tư cách thành viên) để quỹ tín dụng nhân dân thực hiện hoạt động kinh doanh.
a) Mức vốn góp xác lập tư cách thành viên được quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân, tối thiểu là 300.000 đồng;
b) Mức vốn góp bổ sung của thành viên quỹ tín dụng nhân dân thực hiện theo quy định tại Điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
– Tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên không được vượt quá 10% vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
– Đại hội thành viên quyết định cụ thể mức vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp bổ sung, phương thức nộp, tổng mức vốn góp tối đa.
–Việc ghi nhận vốn góp của thành viên mới và vốn góp bổ sung vào vốn điều lệ được thực hiện theo hướng dẫn về hạch toán, kế toán tại thời điểm như sau:
a) Việc góp vốn của thành viên mới, góp vốn bổ sung trong trường hợp mức vốn điều lệ không có sự thay đổi: thực hiện sau khi Đại hội thành viên có nghị quyết thông qua danh sách kết nạp thành viên mới.
b) Việc góp vốn , góp vốn bổ sung của thành viên trong trường hợp mức vốn điều lệ giảm: sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận giảm mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
c) Việc góp vốn của thành viên mới, góp vốn bổ sung của thành viên trong trường hợp mức vốn điều lệ tăng: thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
– Quỹ tín dụng nhân dân phải mở sổ theo dõi vốn góp xác lập tư cách thành viên, vốn góp bổ sung, chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng vốn góp.
2.Chuyển nhượng, hoàn trả vốn góp
– Thành viên được chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của mình cho thành viên khác hoặc cho cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân không phải là thành viên
– Việc chuyển nhượng vốn góp của thành viên phải đảm bảo:
a) Mức vốn góp còn lại (đối với trường hợp chuyển nhượng một phần vốn góp) đáp ứng quy định về mức vốn góp của thành viên;
b) Việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp chỉ được thực hiện sau khi thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ khoản vay và nghĩa vụ tài chính khác đối với quỹ tín dụng nhân dân theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân;
c) Thành viên nhận chuyển nhượng vốn góp phải đáp ứng quy định về tổng mức vốn góp tối đa của một thành viên.
– Việc hoàn trả vốn góp cho thành viên phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
a) Đối với thành viên: Thành viên đã giải quyết dứt điểm các nghĩa vụ tài chính của mình , bao gồm:
(i) Các khoản nợ (cả gốc và lãi) của thành viên;
(ii) Các khoản tổn thất mà thành viên chịu trách nhiệm bồi thường;
(iii) Các khoản lỗ trong kinh doanh, các khoản rủi ro trong hoạt động tương ứng với tỷ lệ vốn góp cùng chịu trách nhiệm theo quyết định của Đại hội thành viên;
b) Đối với quỹ tín dụng nhân dân:
(i) Việc hoàn trả vốn góp không làm giảm giá trị thực của vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân thấp hơn mức vốn pháp định;
(ii) Không vi phạm các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nhận tiền gửi, mua, đầu tư vào tài sản cố định của quỹ tín dụng nhân dân trước và sau khi hoàn trả vốn góp cho thành viên;
– Việc hoàn trả vốn góp của thành viên phải được Đại hội thành viên thông qua trên cơ sở báo cáo thẩm định điều kiện, danh sách thành viên xin ra và danh sách khai trừ thành viên quỹ tín dụng nhân dân của Hội đồng quản trị.Quỹ tín dụng nhân dân hoàn trả vốn góp cho thành viên theo hướng dẫn về hạch toán, kế toán tại thời điểm như sau:
a) Hoàn trả vốn góp trong trường hợp mức vốn điều lệ không có sự thay đổi: sau khi Đại hội thành viên thông qua danh sách kết nạp thành viên mới, cho ra khỏi thành viên hoặc quyết định khai trừ thành viên quỹ tín dụng nhân dân. Trong thời hạn tối đa 03 ngày làm việc sau khi hoàn thành việc hoàn trả vốn góp cho thành viên, quỹ tín dụng nhân dân phải báo cáo bằng văn bản tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh về việc hoàn trả vốn góp cho thành viên;
b) Hoàn trả vốn góp trong trường hợp mức vốn điều lệ giảm: sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có văn bản chấp thuận giảm mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân;
c) Hoàn trả vốn góp trong trường hợp mức vốn điều lệ tăng: sau khi Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định sửa đổi, bổ sung Giấy phép đối với mức vốn điều lệ của quỹ tín dụng nhân dân.
– Việc chuyển nhượng vốn góp giữa thành viên với cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân không phải là thành viên chỉ được thực hiện sau khi Đại hội thành viên thông qua việc kết nạp thành viên mới đối với với cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân này.
-Việc chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên phải được Đại hội thành viên thông qua hoặc do Hội đồng quản trị thông qua theo quy định tại Điều lệ quỹ tín dụng nhân dân.
>>>Xem thêm Thủ tục cấp giấy phép thành lập quỹ tín dụng nhân dân
Các chế độ áp dụng đối với phạm nhân dưới 18 tuổi
Phạm nhân dưới 18 tuổi được nhận các chế độ phù hợp theo quy định của pháp luật. Các chế độ áp dụng đối với [...]
Chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh bất động sản
Chuyển nhượng hợp đồng kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 như thế nào? [...]