Vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của TCTD (tổ chức tín dụng)
Vốn tự có là cơ sở để xác định tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu trong TCTD (tổ chức tín dụng) nhằm bảo đảm hoạt động của tổ chức tín dụng.
Căn cứ pháp lý:
– Luật tổ chức tín dụng năm 2010
– Luật tổ chức tín dụng sửa đổi, bổ sung năm 2017
– Thông tư 36/2014/TT-NHNN
1.Vốn tự có của tổ chức tín dụng
– Vốn tự có của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là cơ sở để xác định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Vốn tự có bao gồm tổng Vốn cấp 1 và Vốn cấp 2 trừ đi các khoản giảm trừ.
– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài căn cứ vốn tự có tại cuối ngày làm việc gần nhất để tính toán và duy trì các giới hạn, tỷ lệ an toàn khi thực hiện các hoạt động ngân hàng.
2. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của tổ chức tín dụng
– Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phản ánh mức đủ vốn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên cơ sở giá trị vốn tự có và mức độ rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thường xuyên duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu.
– Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của TCTD:
a) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của TCTD gồm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ và tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất.
b) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ: Từng tổ chức tín dụng phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ 9%.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ (%) = Vốn tự có riêng lẻ/Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ x 100%
Trong đó:
+ Vốn tự có riêng lẻ được xác định theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 36/2014/TT-NHNN.
+ Tổng tài sản Có rủi ro riêng lẻ là tổng giá trị các tài sản Có nội bảng được xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 36/2014/TT-NHNN.
c) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất: Tổ chức tín dụng có công ty con, ngoài việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu riêng lẻ theo quy định phải đồng thời duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất 9%.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hợp nhất (%) = Vốn tự có hợp nhất/Tổng tài sản Có rủi ro hợp nhất x 100%
Trong đó:
+ Vốn tự có hợp nhất được xác định theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư
+ Tổng tài sản Có rủi ro hợp nhất được xác định theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư 36/2014/TT-NHNN.
– Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 9%.
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu được xác định bằng công thức sau:
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (%) = Vốn tự có/Tổng tài sản Có rủi ro x 100%
Trong đó:
– Vốn tự có được xác định theo quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 36/2014/TT-NHNN.
– Tổng tài sản Có rủi ro là tổng giá trị các tài sản Có nội bảng được xác định theo mức độ rủi ro và giá trị tài sản Có nội bảng tương ứng của cam kết ngoại bảng được xác định theo mức độ rủi ro.
>> Xem thêm Quy định nội bộ mà tổ chức tín dụng ban hành hiện nay
Mức đóng, mức hưởng BHXH tự nguyện mới nhất năm 2024
Năm 2024, mức đóng, mức hưởng BHXH tự nguyện được quy định như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới [...]
Kháng cáo và kháng nghị trong tố tụng hình sự: Sự khác biệt?
Kháng cáo, kháng nghị là gì? Làm thế nào để phân biệt kháng cáo và kháng nghị trong tố tụng hình sự? Hãy cùng LawKey tìm [...]