WTO là gì? Tranh chấp trong WTO được giải quyết như thế nào?
WTO là một thuật ngữ rất quen thuộc trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Vậy WTO là gì? Giải quyết tranh chấp trong WTO như thế nào?
WTO là gì?
Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO; tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban Nha: Organización Mundial del Comercio; tiếng Đức: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại.
Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. Ngày 1 tháng 9 năm 2013, ông Roberto Azevêdo được bầu làm Tổng giám đốc thay cho ông Pascal Lamy. Tính đến ngày 29 tháng 07 năm 2016, WTO có 164 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nhượng bộ về thương mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c).
Giải quyết tranh chấp trong WTO: Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên
Thủ tục
Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO bao gồm các nguyên tắc, thủ tục và thực tiễn được đúc rút và phát triển từ Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) năm 1947 (hiện nay là Hiệp định GATT 1994). Nó cải
thiện hơn hệ thống trước đó ở một số cách khác nhau, bao gồm cả việc dễ tiếp cận hơn. Điều này được thể hiện bằng sự tham gia tăng của các nước đang phát triển.
Hệ thống giải quyết tranh chấp tuân theo thời gian biểu cụ thể và chi tiết để hoàn thành việc kiểm tra một trường hợp. Điều này lần đầu tiên được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia ba người được lựa chọn đặc biệt cho các trường hợp. Kết luận của họ được công bố trong một báo cáo mà các thành viên liên quan có thể kháng cáo. Khiếu nại được Cơ quan Phúc thẩm của WTO bao gồm bảy thành viên được bầu cho một nhiệm kỳ bốn năm xem xét.
Các quy định và thủ tục của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO được đặt ra trong giải quyết tranh chấp (DSU), được quản lý bởi Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB), bao gồm đại diện của tất cả các thành viên WTO.
Khi nộp đơn khiếu nại, các thành viên WTO được yêu cầu xác định các hiệp định của WTO đang bị cáo buộc vi phạm.
Khi một khiếu kiện đã được đệ trình lên WTO, có hai cách để giải quyết tranh chấp: (i) các bên tìm ra một giải pháp hòa giải thống nhất với nhau, đặc biệt trong quá trình tham vấn song phương và (ii) thông qua phán xử bao gồm cả quá trình thực thi các báo cáo của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm đã được DSB thông qua. Quá trình giải quyết tranh chấp của WTO có thể chia làm 3 giai đoạn như sau: tham vấn, xét xử (hội thẩm, phúc thẩm) và thực thi phán quyết.
Cơ quan giải quyết tranh chấp
Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) của WTO có 2 cấp gồm Ban hội thẩm (Panel) và Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body). DSB không trực tiếp tham gia vào quá trình xét xử tranh chấp mà chỉ là nơi đưa ra quyết định chính trị trong giải quyết tranh chấp tại WTO. Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm giữ vai trò là các thiết chế pháp lý để đánh giá các khía cạnh pháp lý của vụ tranh chấp.
+ Ban hội thẩm
Ban hội thẩm được DBS quyết định thành lập đối với từng nhiệm vụ tranh chấp cụ thể và chấm dứt tồn tại sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ. Nhiệm vụ của Ban hội thẩm là soạn thảo báo cáo để trình lên DBS xem xét thông qua. Trong dự thảo báo cáo, Ban hội thẩm phải đưa ra các đánh giá khách quan về những vấn đề tranh chấp giữa các bên, gồm cả việc đánh giá khách quan các khía cạnh pháp lý của vụ tranh chấp, về khả năng áp dụng và phù hợp với các hiệp định có liên quan và bất kỳ ý kiến nào khác nhằm giúp cho DBS trong việc đưa ra các khuyến nghị va quýêt định. Thành phần của một Ban hội thẩm thường bao gồm từ 3 đến 5 thành viên là những chuyên gia có năng lực và trình độ được lựa chọn từ danh sách các chuyên gia về WTO do ban Thư ký của WTO quản lý và cập nhật.
+ Cơ quan Phúc thẩm
Cơ quan phúc thẩm cũng do DBS thành lập, nhưng khác với Ban hội thẩm, Cơ quan Phúc thẩm là một cơ quan thường trực. Cơ quan Phúc thẩm gồm 07 thành viên là những người có kinh nghiệm, uy tín về pháp luật, thương mại quốc tế và không đại diện cho lợi ích của bất kỳ chính phủ nào. Các thành viên của Cơ quan Phúc thẩm do DSB chỉ định với nhiệm kỳ 04 năm và có thể được gia hạn thêm một lần. Thành viên của Cơ quan Phúc thẩm làm việc theo chế độ luân phiên, mỗi vụ việc sẽ do 3 thành viên tham gia xem xét. Cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét những vấn đề pháp lý và việc giải thích luật được đề cập trong báo cáo của Ban hội thẩm. Sau khi xem xét, Cơ quan phúc thẩm có toàn quyền giữ nguyên, sửa đổi hay huỷ bỏ các kết luận pháp lý của Ban hội thẩm.
>>> Xem thêm: Luật thương mại
Trên đây là bài viết về WTO và giải quyết tranh chấp trong WTO Lawkey gửi tới bạn đọc, nếu có bất kỳ thắc mắc gì vui lòng liên hệ tới Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Thông tư 26/2013/TT-BCT Quy định về mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của quản lý thị trường
BỘ CÔNG THƯƠNG Số: 26/2013/TT-BCT CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày [...]
- WTO là gì? Tranh chấp trong WTO được giải quyết như thế nào?
- Luật trọng tài thương mại năm 2010
- Thông tư 13/2015/TT-BCT ửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2013/TT-BCT ngày 30 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về mẫu biên bản, quyết định sử dụng trong hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của quản lý thị trường
Thông tư 212/2014/TT_BTC Hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
BỘ TÀI CHÍNH Số: 212/2014/TT-BTC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày [...]