Xác định giá mua/giá bán giấy tờ có giá trong nghiệp vụ thị trường mở
Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán giấy tờ có giá với các thành viên. Vậy xác định giá mua/giá bán giấy tờ có giá được thực hiện như thế nào?
1. Xác định giá mua/giá bán giấy tờ có giá trong trường hợp mua hoặc bán có kỳ hạn
1.1. Giá trị giấy tờ có giá tại thời điểm định giá
– Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn:
a) Giấy tờ có giá ngắn hạn thanh toán lãi ngay khi phát hành:
G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá
L: Mức lãi suất theo phương thức xét thầu đơn giá hoặc đa giá (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu (%/năm)
t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày).
b) Giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn:
Trong đó:
G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán bao gồm mệnh giá và tiền lãi
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá
L: Mức lãi suất theo phương thức xét thầu đơn giá hoặc đa giá (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu (%/năm)
t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày)
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)
n: Kỳ hạn của giấy tờ có giá (số ngày).
– Đối với giấy tờ có giá dài hạn:
a) Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
Trong đó:
G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá
L: Mức lãi suất theo phương thức xét thầu đơn giá hoặc đa giá (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu (%/năm)
t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày).
b) Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi không nhập gốc):
Trong đó:
GT = MG * [1 + (Ls * n)]
G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá
L: Mức lãi suất theo phương thức xét thầu đơn giá hoặc đa giá (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu (%/năm)
t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày)
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)
n: Kỳ hạn của giấy tờ có giá (năm).
c) Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc, lãi một lần khi đến hạn (lãi nhập gốc):
Trong đó:
GT = MG * (1 + Ls)n
G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá
GT: Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán bao gồm mệnh giá và tiền lãi;
MG: Mệnh giá của giấy tờ có giá
L: Mức lãi suất theo phương thức xét thầu đơn giá hoặc đa giá (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu (%/năm)
t: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày)
Ls: Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)
n: Kỳ hạn của giấy tờ có giá (năm).
d) Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi định kỳ:
Trong đó:
G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá
Ci: Số tiền thanh toán lãi, vốn gốc lần thứ i (không bao gồm số tiền thanh toán lãi, gốc có ngày đăng ký cuối cùng hưởng lãi, gốc giấy tờ có giá trước ngày định giá).
i: Lần thanh toán lãi, gốc thứ i
L: Mức lãi suất theo phương thức xét thầu đơn giá hoặc đa giá (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu (%/năm)
Ti: Thời hạn tính từ ngày định giá đến ngày đến hạn thanh toán lãi, gốc lần thứ I (số ngày).
k: Số lần trả lãi định kỳ trong năm.
1.2. Giá thanh toán giữa Ngân hàng Nhà nước với thành viên xác định theo công thức sau:
GTT = G * (1 – h)
Trong đó:
GTT: Giá thanh toán
G: Giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá
h: Tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị giấy tờ có giá tại thời Điểm định giá và giá thanh toán.
1.3. Giá mua lại giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước với các thành viên xác định theo công thức sau:
Trong đó:
Gm: Giá mua lại
GTT: Giá thanh toán
L: Mức lãi suất theo phương thức xét thầu đơn giá hoặc đa giá (trường hợp đấu thầu lãi suất) hoặc lãi suất do Ngân hàng Nhà nước thông báo (trường hợp đấu thầu khối lượng) tại phiên đấu thầu (%/năm)
tb: Thời hạn mua, bán (số ngày).
2.Xác định giá mua/giá bán giấy tờ có giá trong trường hợp mua hẳn hoặc bán hẳn giấy tờ có giá:
Giá mua hẳn hoặc bán hẳn giấy tờ có giá giữa Ngân hàng Nhà nước với các thành viên được áp dụng như quy định xác định giá mua/giá bán giấy tờ có giá mua hoặc bán có kỳ hạn tại thời điểm định giá nêu trên.
>>>Xem thêm Phương thức đấu thầu trong thực hiện nghiệp vụ thị trường mở là gì?
Cận 1.5 độ năm sau có phải khám nghĩa vụ quân sự nữa không?
Cận 1.5 độ năm sau có phải khám nghĩa vụ quân sự nữa không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Cận 1.5 độ [...]
Các cấp ngân sách nhà nước được phân cấp quản lý thu/chi như thế nào?
Hệ thống ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Vậy quan hệ thu/chi giữa các cấp ngân sách [...]