Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Hiện nay, không ít cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh làm xâm hại tới các đối tượng sở hữu công nghiệp để thu lợi bất chính trong kinh doanh. Vậy phân biệt xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hành vi cạnh tranh không lành mạnh như thế nào?
1.Về khái niệm
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28); Hành vi xâm phạm các quyền liên quan (Điều 35); Hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí (Điều 126); Hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh (Điều 127); Hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý (Điều 129); Hành vi xâm phạm quyền đối với giống cây trồng (Điều 188)
2. Điểm khác nhau
Tiêu chí | Hành vi cạnh tranh không lành mạnh | Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ |
Phạm vi áp dụng | Áp dụng với đối tượng có liên quan đến sở hữu trí tuệ không phụ thuộc vào việc dấu hiệu đã được đăng ký hay chưa. | Chỉ áp dụng với quyền sở hữu trí tuệ hợp pháp đang được bảo hộ. |
Chủ thể | Chủ thể có hành vi bị cấm đối với đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan, bao gồm thị trường sản phẩm liên quan và thị trường địa lý liên quan | Bất kỳ chủ thể nào vi phạm quyền của chủ sở hữu đã được pháp luật quy định |
Đối tượng bị xâm phạm | Chỉ dẫn thương mại (nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp của hàng hoá) và tên miền | Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp ( quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí,..) và quyền đối với giống cây trồng |
Lỗi | Lỗi cố ý do nhằm mục đích cạnh tranh | Lỗi không phải là yếu tố bắt buộc cấu thành hành vi vi phạm. Không cần xem xét và đều bị coi là hành vi xâm phạm nếu vi phạm hành vi độc quyền của chủ sở hữu quyền SHTT mà không được chủ sở hữu cho phép. |
Thiệt hại | Gây thiệt hại hoặc có khả năng gây thiệt hại. | Không phải chứng minh gây thiệt hại |
Trên đây là nôi dung Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hành vi cạnh tranh không lành mạnh Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey để đươc tư vấn.
Xem thêm: Quy định về hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp
Sử dụng kiểu dáng công nghiệp gần giống với người khác được không?
Hành vi sử dụng kiểu dáng công nghiệp gần giống với kiểu dáng của người khác có phải hành vi xâm phạm kiểu dáng công [...]
Quyền của tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp
Tác giả đối tượng sở hữu công nghiệp là người tạo ra các đối tượng sở hữu công nghiệp bằng lao động sáng tạo [...]