Xin trích lục Giấy khai sinh ở nơi khác với nơi đăng ký ban đầu được không?
Xin trích lục Giấy khai sinh ở nơi khác với nơi đăng ký ban đầu có được không? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xin trích lục Giấy khai sinh ở nơi khác với nơi đăng ký ban đầu được không?
Theo Điều 63 Luật Hộ tịch 2014 quy định về cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch đã đăng ký như sau:
“Cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.”
Theo đó, tại khoản 5 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định thì Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch gồm cơ quan đăng ký hộ tịch, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao và cơ quan khác được giao thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo Điều 4 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc như sau:
- Cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc có thẩm quyền và trách nhiệm cấp bản sao từ sổ gốc theo quy định tại Nghị định 23/2015/NĐ-CP, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Việc cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện đồng thời với việc cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính.
Như vậy, theo quy định nêu trên, cá nhân không phụ thuộc vào nơi cư trú có quyền yêu cầu Cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu hộ tịch cấp bản sao trích lục hộ tịch về sự kiện hộ tịch của mình đã được đăng ký.
Do đó, cá nhân hoàn toàn có thể xin trích lục Giấy khai sinh ở địa phương khác với nơi đã đăng ký ban đầu.
Thủ tục cấp bản sao Giấy khai sinh
Thủ tục cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện theo Điều 17 Nghị định 23/2015/NĐ-CP như sau:
♣ Người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc phải xuất trình bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng để người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra.Trong trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc là người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức được cấp bản chính hoặc cha, mẹ, con; vợ, chồng; anh, chị, em ruột; người thừa kế khác của người được cấp bản chính trong trường hợp người đó đã chết thì phải xuất trình giấy tờ chứng minh quan hệ với người được cấp bản chính.
♣ Cơ quan, tổ chức căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao cho người yêu cầu; nội dung bản sao phải ghi theo đúng nội dung đã ghi trong sổ gốc. Trường hợp không còn lưu trữ được sổ gốc hoặc trong sổ gốc không có thông tin về nội dung yêu cầu cấp bản sao thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người yêu cầu.
♣ Trường hợp người yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc gửi yêu cầu qua bưu điện thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực giấy tờ quy định tại nêu trên, 01 (một) phong bì dán tem ghi rõ họ tên, địa chỉ người nhận cho cơ quan, tổ chức cấp bản sao.
♣ Thời hạn cấp bản sao từ sổ gốc được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Trong trường hợp yêu cầu cấp bản sao từ sổ gốc được gửi qua bưu điện thì thời hạn được thực hiện ngay sau khi cơ quan, tổ chức nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu bưu điện đến.
>>Xem thêm: Quy định giảm trừ đối với đối tượng mua thẻ BHYT hộ gia đình 2024
Trên đây là nội dung bài viết của chúng tôi. Nếu có thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ Lawkey để được giải đáp chi tiết nhất.
Thông tư số 20/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
BỘ XÂY DỰNG ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ————— [...]
Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm
Nghị định 93/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm. CHÍNH PHỦ ——- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA [...]