Xử lý hóa đơn khi hàng bán ra bị trả lại theo quy định của pháp luật
Khi bán hàng hóa, người bán phải lập hóa đơn và giao cho bên mua (trừ trường hợp giá trị hàng hóa dưới 200.000 đồng và bên mua không yêu cầu lập, giao hóa đơn). Tuy nhiên, nếu hàng bán ra bị trả về thì phải làm thế nào? Pháp luật quy định cách xử lý hóa đơn khi hàng bán ra bị trả lại như thế nào?
1. Người mua là đối tượng có hóa đơn
Đây là trường hợp tổ chức, cá nhân mua hàng, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng những sau đó người mua phát hiện ra hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại hàng hóa toàn bộ hoặc một phần hàng hóa.
Khi xảy ra tình trạng này, theo quy định tại Phụ lục 4 Ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại cho người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).
Xem thêm: Cách viết hóa đơn GTGT kèm theo bảng kê chi tiết
Cách viết một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn GTGT
2. Người mua là đối tượng không có hóa đơn
Trong trường hợp này, khi người mua trả lại hàng hóa, người mua và người bán không phải lập hóa đơn trả hàng mà chỉ cần lập biên bản ghi nhận về việc trả hàng của bên mua.
Biên bản lập phải ghi rõ:
- Loại hàng hóa trả lại;
- Số lượng hàng trả lại;
- Giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT;
- Tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn);
- Lý do trả hàng.
Sau ghi lập xong biên bản, bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.
3. Quy định về việc xử lý hóa đơn thu hồi
Trường hợp 1: Hóa đơn đã lập, đã giao cho người mua nhưng chưa kê khai thuế
Theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, trong trường hợp có sai sót xảy ra thì người bán và người mua lập biên bản thu hồi các liên của hóa đơn đã lập sai. Biên bản thu hồi hóa đơn phải thể hiện được lý do thu hồi hóa đơn.
Người bán gạch chéo các liên, lưu giữ số hóa đơn lập sai và lập lại hóa đơn mới theo quy định.
Trường hợp 2: Hóa đơn đã lập, đã giao cho người mua và đã kê khai thuế
- Trường hợp này, người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
- Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…
- Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Xem thêm: Nguyên tắc lập hóa đơn GTGT mới nhất
Trên đây là bài tư vấn của Chìa khóa pháp luật về “Xử lý hóa đơn khi hàng bán ra bị trả lại” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc được cung cấp các dịch vụ kế toán thuế.
Trân trọng./.
Khấu trừ thuế GTGT trong trường hợp mua hàng hóa trả chậm
Ngày 25/04/2017, Tổng Cục thuế đã ban hành công văn số 1634/TCT-CS hướng dẫn Cục thuế Thanh Hóa về thuế liên quan đến [...]
Thủ tục đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật hiện hành
Để nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hàng năm, trước tiên người nộp thuế phải đăng ký mã số thuế TNCN. Hãy cùng LawKey [...]