Quy định về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ
Pháp luật quy định thế nào về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ? Trong bài viết này Luật LawKey sẽ chia sẻ, giải đáp giúp bạn.
Quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ
Điều 66 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ như sau:
– Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ trả nợ chuyển giao các khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình hoặc cho người được uỷ quyền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ trả nợ yêu cầu thì bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền được đòi nợ.
– Trong trường hợp bên nhận bảo đảm đồng thời là người có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận bảo đảm được bù trừ khoản tiền đó.
Xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ
– Trước thời điểm xử lý quyền đòi nợ ít nhất 07 ngày làm việc, bên nhận thế chấp gửi cho bên có nghĩa vụ trả nợ văn bản thông báo xử lý quyền đòi nợ và 01 bản sao có xác nhận của tổ chức hành nghề công chứng đối với hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ đã được công chứng hoặc bản chính hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ có chữ ký, con dấu (nếu có) của các bên hoặc Giấy chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền đòi nợ do cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm cấp.
– Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thông báo xử lý quyền đòi nợ, bên có nghĩa vụ trả nợ có trách nhiệm thanh toán khoản nợ cho bên nhận thế chấp theo hướng dẫn như sau:
- Nếu thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ của bên thế chấp xảy ra trước thời điểm xử lý quyền đòi nợ theo hợp đồng thế chấp thì bên có nghĩa vụ trả nợ có trách nhiệm chuyển khoản tiền trả nợ vào tài khoản do bên có nghĩa vụ trả nợ mở tại Ngân hàng theo chỉ định của bên nhận thế chấp. Bên nhận thế chấp có quyền yêu cầu Ngân hàng phong tỏa tài khoản này và chỉ được quyền yêu cầu Ngân hàng giải tỏa để xử lý khi đến thời điểm xử lý tài sản thế chấp.
- Nếu thời điểm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ của bên thế chấp xảy ra sau thời điểm xử lý quyền đòi nợ theo hợp đồng thế chấp thì bên nhận thế chấp được quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ trả nợ phải thanh toán khoản nợ đó cho mình tại thời điểm nghĩa vụ trả nợ đến hạn. Bên nhận thế chấp không được yêu cầu bên thế chấp thanh toán khi nghĩa vụ trả nợ chưa đến hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp nhận trực tiếp các khoản tiền, tài sản từ bên có nghĩa vụ trả nợ thì bên nhận thế chấp phải lập biên bản có chữ ký của bên thế chấp, bên nhận thế chấp và bên có nghĩa vụ trả nợ. Biên bản nhận các khoản tiền, tài sản phải ghi rõ việc bàn giao, tiếp nhận các khoản tiền, tài sản và xác định giá trị tài sản.
– Trường hợp bên có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện nghĩa vụ theo quy định thì bên nhận thế chấp có quyền thực hiện các biện pháp sau đây:
- Thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý trong trường hợp khoản nợ là vật;
- Yêu cầu bên có nghĩa vụ phải trả số tiền gốc, lãi và lãi quá hạn (nếu có) theo thỏa thuận trong hợp đồng, phù hợp với quy định của pháp luật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
- Yêu cầu bên thế chấp thực hiện tiếp nghĩa vụ bảo đảm trong trường hợp giá trị nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng có căn cứ phát sinh quyền đòi nợ thực hiện không đủ để thanh toán giá trị nghĩa vụ của bên thế chấp;
- Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
– Việc xử lý tài sản thế chấp là quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 7 Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN.
Trên đây là nội dung bài viết Quy định về xử lý tài sản thế chấp là quyền đòi nợ. Nếu có vướng mắc trong quá trình giải quyết liên hệ LawKey để được tư vấn, giải đáp nhanh nhất.
Xem thêm:
Rút tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất
Những ưu đãi Lao động nữ mang thai được hưởng trong môi trường làm việc
Những ưu đãi Lao động nữ mang thai được hưởng trong môi trường làm việc Tóm tắt câu hỏi: Chào Luật sư, Tôi đang mang [...]
Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có phải bồi thường không?
Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết có phải bồi thường không? Pháp luật dân sự quy định thế nào về quyền và nghĩa [...]