Xử phạt cơ sở y tế tăng giá bán khẩu trang như thế nào?
Lợi dụng dịch virus CoVID- 19, nhiều cơ sở y tế hét giá khẩu trang y tế nhằm thu lợi nhuận. Vậy xử phạt cơ sở y tế tăng giá bán khẩu trang như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Sáng 31/1 khi tổ chức y tế thế giới WHO công bố dịch bệnh Corona là dịch bệnh mang tính toàn cầu thì hàng loạt nhà thuốc, cơ sở y tế tại tất cả các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam đã đồng loạt tăng giá bán khẩu trang và nước rửa tay khô. Vậy luật sư cho tôi hỏi hành vi tăng giá bán khẩu trang bị xử phạt như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Công ty TNHH Tư vấn LawKey Việt Nam cảm ơn anh/chị đã tin tưởng khi gửi câu hỏi đến LawKey. Với thắc mắc của anh/chị, luật sư LawKey tư vấn như sau:
Một số vấn đề pháp lý liên quan
Quyền và của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong việc định giá hàng hóa, dịch vụ
Nghĩa vụ niêm yết giá
Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải niêm yết giá đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết.
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện niêm yết giá theo các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì của hàng hóa hoặc bằng hình thức khác tại nơi giao dịch hoặc nơi chào bán hàng hóa, dịch vụ để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải niêm yết đúng giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và mua, bán đúng giá niêm yết. Đối với hàng hóa, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá thì niêm yết theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được bán cao hơn hoặc mua thấp hơn giá niêm yết.
Đồng tiền niêm yết giá là Đồng Việt Nam trừ trường hợp pháp luật có quy định riêng.
Giá niêm yết là giá hàng hóa, dịch vụ đã bao gồm các loại thuế, phí và lệ phí (nếu có) của hàng hóa, dịch vụ đó.
Mức xử phạt đối với hành vi không niêm yết giá
Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ như sau:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa Điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật;
+ Niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Lưu ý, trong trường hợp vi phạm nhiều lần và tái phạm, mức xử phạt từ từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi Niêm yết giá không đúng giá cụ thể hoặc không nằm trong khung giá hoặc cao hơn mức giá tối đa hoặc thấp hơn mức giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh Mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá.
Quyền tự định giá hàng hóa
Khoản 1 Điều 11 Luật giá quy định tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có quyền Tự định giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá gồm:
– Hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước sản xuất, kinh doanh;
– Tài nguyên quan trọng;
– Hàng dự trữ quốc gia; sản phẩm, dịch vụ công ích và dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước.
Đối chiếu với tình huống của anh/chị
Theo Khoản 1 Điều 11 và Điều 19 Luật Giá và Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi năm 2014, khẩu trang y tế không thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Do đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có nghĩa vụ niêm yết giá theo giá do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quyết định và không được mua, bán cao hơn giá niêm yết. Giá niêm yết phải được in, dán, ghi giá trên bảng, trên giấy hoặc trên bao bì khẩu trang hoặc hình thức khác mà khách hàng có thể dễ dàng quan sát, nhận biết và không được mua, bán cao hơn giá này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ tại địa điểm phải niêm yết giá hoặc niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng sẽ bị phạt từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng; vi phạm nhiều lần, tái phạm sẽ bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng.
Đặc biệt, phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng đối với hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ổn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện
Ngoài ra, Điều 17 Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt đối với Hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng dịch bệnh để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý.
Trên đây là nội dung Xử phạt cơ sở y tế tăng giá bán khẩu trang như thế nào? Lawkey gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Lawkey.
Xem thêm: Vi phạm về địa điểm cấm hút thuốc lá thì xử phạt như thế nào?
Hướng dẫn kích hoạt VNeID trên máy tính
Kích hoạt VNeID trên máy tính thì cần thực hiện theo những bước nào? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Hướng [...]
Cavet là gì?
Cavet là gì? Không có hoặc không mang cavet xe thì bị phạt bao nhiêu? Hãy cùng LawKey tìm hiểu qua bài viết dưới đây. Cavet là gì? [...]