Xử phạt hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá theo pháp luật hiện nay
Bình ổn giá là một trong những biện pháp của Nhà nước không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý. Việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá theo pháp luật hiện nay được thực hiện như sau:
Hình phạt chính
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 109/2013/NĐ-CP, đối với người có hành vi vi phạm quy định về bình ổn giá thì bị xử phạt như sau:
Hành vi vi phạm | Mức phạt |
Chậm báo cáo trong thời hạn dưới 05 ngày làm việc so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác bình ổn giá. | Phạt cảnh cáo |
Chậm báo cáo trong thời hạn từ 05 ngày làm việc đến 10 ngày làm việc so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác bình ổn giá. | Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
Chậm báo cáo từ 10 ngày làm việc trở lên so với yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ công tác bình ổn giá. | Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng |
Thực hiện không đúng một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định. | Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
Không thực hiện một trong những biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định. | Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
Trích lập; sử dụng; kết chuyển hoặc hạch toán Quỹ bình ổn giá không đúng quy định của pháp luật về giá. | Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
Không kết chuyển hoặc trích lập Quỹ bình ổn giá. | Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng |
Xem thêm: Thực hiện các biện pháp bình ổn giá theo quy định hiện nay
Biện pháp khắc phục hậu quả
Bên cạnh hình phạt tiền, người vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định 49/2016/NĐ-CP. Cụ thể bao gồm:
– Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do sử dụng, kết chuyển hoặc hạch toán không đúng Quỹ bình ổn giá;
– Buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá toàn bộ số tiền do trích lập không đúng hoặc không trích lập Quỹ bình ổn giá và Khoản lãi tính trên số dư Quỹ bình ổn giá phát sinh (nếu có);
– Buộc kết chuyển Quỹ bình ổn giá đối với hành vi vi không kết chuyển hoặc trích lập Quỹ bình ổn giá.
Xem thêm: Quy định về danh mục hàng hóa và dịch vụ thực hiện bình ổn giá
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Nghị định 102/2012/NĐ-CP Về tổ chức và hoạt động của Kiểm ngư
CHÍNH PHỦ Số: 102/2012/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 29 tháng [...]
Nghị định 150/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính trong lĩnh vực thông tin và truyền thông.
Nghị định 150/2018/NĐ-CP sửa đổi một số Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính [...]