Quy định về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản
Việc xử phạt vi phạm hành chính phải được lập biên bản trong các trường hợp mà pháp luật bắt buộc. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được cụ thể như sau:
Các trường hợp xử phạt vi phạm hành chính phải lập biên bản
Xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp sau:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.
Việc xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ bao gồm biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt hành chính, các tài liệu, giấy tờ có liên quan và phải được đánh bút lục.
Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Xem thêm: Quy định về mức phạt tiền tối đa khi xử phạt vi phạm hành chính
Các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ những trường hợp không phải lập biên bản.
Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 97/2017/NĐ-CP, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính bao gồm:
– Người có thẩm quyền xử phạt trong từng lĩnh vực quản lý như Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Cơ quan thuế, Kiểm lâm,…
Xem thêm: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thuế
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
Thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính thực hiện trình tự các bước theo hướng dẫn tại Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định hành vi vi phạm hành chính và thẩm quyền của mình trong việc lập biên bản
Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.
Bước 2: Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản với đầy đủ các nội dung cơ bản sau đây:
– Ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản;
– Họ, tên, chức vụ người lập biên bản;
– Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
– Giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm;
– Biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý;
– Tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ;
– Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm;
– Nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ;
– Quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm;
– Cơ quan tiếp nhận giải trình.
Bước 3: Ký xác nhận
Người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản.
Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Bước 4: Giao biên bản
Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.
Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Xem thêm: Xác định thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính
Quy định của pháp luật về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Quy định về xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản” gửi đến bạn đọc. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Thông tư 61/2015/TT-BCA quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân
Thông tư 61/2015/TT-BCA quy định về mẫu thẻ Căn cước công dân Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân [...]
Thông tư 58/2015/TT-BCA Quy định tuần tra, kiểm soát bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội của lực lượng cảnh sát cơ động
BỘ CÔNG AN Số: 58/2015/TT-BCA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 3 tháng [...]