Xử phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí
Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm trong hoạt động báo chí tại Việt Nam thì bị xử phạt. Trong đó, việc xử phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí được thể hiện rõ dưới đây.
Hình phạt tiền
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 159/2013/NĐ-CP, đối với những hành vi vi phạm về giấy phép trong hoạt động báo chí, xuất bản thì mức phạt tương ứng như sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Tổ chức, cá nhân có những hành vi dưới đây thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
– Thực hiện không đúng quy định ghi trong giấy phép;
– Hoạt động thông tin báo chí không có giấy phép hoặc không đúng chương trình đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hoạt động thông tin báo chí khi giấy phép đã hết hạn sử dụng;
– Sửa chữa, tẩy xóa giấy phép.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Khi có một trong những hành vi sau đây thì tổ chức, cá nhân bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
– Vi phạm các quy định về điều kiện thành lập cơ quan đại diện, cơ quan thường trú, văn phòng thường trú của cơ quan báo chí;
– Xuất bản bản tin không có giấy phép;
– Vi phạm các quy định về xuất bản, lưu hành ấn phẩm thông tin nước ngoài tại Việt Nam;
– Vi phạm các quy định về trưng bày tranh, ảnh, các hình thức thông tin khác bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài;
– Vi phạm quy định về tổ chức chiếu phim, triển lãm, hội thảo và các hoạt động khác có liên quan đến báo chí do cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam tổ chức có mời công dân Việt Nam tham dự.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Phát hành thông cáo báo chí nhưng không có giấy phép đối với cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam;
– Xuất bản đặc san, số phụ, phụ trương đối với báo in; thêm kênh đối với báo nói, báo hình; thêm chuyên trang đối với báo điện tử không có giấy phép;
– Đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử không có giấy phép;
– Thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích ghi trong giấy phép hoạt động báo chí.
Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
Khi có một trong các hành vi sau đây thì bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng:
– Hoạt động báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định;
– Làm giả giấy phép hoạt động báo chí; giấy phép xuất bản đặc san, số phụ, phụ trương; giấy phép chuyên trang; giấy phép xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi;
– Sử dụng giấy phép giả để hoạt động báo chí.
Xem thêm: Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
Hình phạt bổ sung
Ngoài hình phạt tiền, tổ chức, cá nhân còn bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi dưới đây:
– Xuất bản bản tin không có giấy phép;
– Vi phạm các quy định về xuất bản, lưu hành ấn phẩm thông tin nước ngoài tại Việt Nam;
– Xuất bản đặc san, số phụ, phụ trương đối với báo in; thêm kênh đối với báo nói, báo hình; thêm chuyên trang đối với báo điện tử không có giấy phép;
– Đăng, phát bản tin trên màn hình điện tử không có giấy phép;
– Hoạt động báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử không có giấy phép hoạt động báo chí theo quy định;
– Làm giả giấy phép hoạt động báo chí; giấy phép xuất bản đặc san, số phụ, phụ trương; giấy phép chuyên trang; giấy phép xuất bản bản tin, tài liệu, tờ rơi;
– Sử dụng giấy phép giả để hoạt động báo chí.
Xem thêm: Nhà sản xuất bản ghi âm ghi hình phải trả thù lao cho tác giả không?
Quy định của pháp luật về quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về “Xử phạt vi phạm quy định về giấy phép trong hoạt động báo chí” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

Nghị định 60/2015/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán
CHÍNH PHỦ Số: 60/2015/NĐ-CP CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, ngày 26 tháng [...]
- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHĐT-BTC Hướng dẫn việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin thuế
- Thông tư 13/2017/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2015/TT-NHNN về bảo lãnh ngân hàng
- Quyết định 185/QĐ-BTC năm 2018 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế tài nguyên
Thông tư 152/2015/TT-BTC hướng dẫn về đối tượng chịu thuế; Người nộp thuế; Căn cứ tính thuế; Miễn, giảm thuế tài [...]
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Thông tư 36/2019/TT-BTC
- Nghị định 33/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân