Ý nghĩa của tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam
Tái thẩm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thực thi pháp luật, giữ gìn công lý hiện nay. Dưới đây là một vài ý nghĩa của tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam hiện nay.
Thứ nhất, tái thẩm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án một cách khách quan, đúng pháp luật
Trong quá trình giải quyết vụ án, các bên đương sự có trách nhiệm cung cấp các chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích của mình bị xâm phạm làm căn cứ giải quyết vụ án. Tòa án có trách nhiệm kiểm tra các chứng cứ ấy. Trải qua quá trình làm việc khách quan, công bằng, Tòa án đưa ra các giải quyết thông qua bản án, quyết định của mình.
Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp, sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mới phát hiện ra tình tiết mới đã có trước đó và có thể làm ảnh hưởng đến nội dung bản án, quyết định. Chính vì vậy, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 đặt ra thủ tục tái thẩm, nhằm đảm bảo xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực, góp phần giải quyết vụ án được khách quan và đúng pháp luật.
Thứ hai, tái thẩm có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động lập pháp
Pháp luật nước ta đang ngày càng hoàn thiện để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Có thể nhận thấy, qua từng thời kỳ, pháp luật ngày được chú trọng và từng bước đảm bảo nhu cầu thực tiễn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập kinh tế, văn hóa, xã hội, có nhiều điều kiện, hoàn cảnh thay đổi, chính vì vậy, pháp luật cũng có nhiều điểm thiếu xoát, chưa điều chỉnh kịp thời để phù hợp. Chính vì vậy, thông qua quá trình tái thẩm, Tòa án phát hiện những hạn chế, vướng mắc còn tồn tại trong quá trình tố tụng dân sự hiện hành. Từ đó kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao khả năng áp dụng pháp luật vào thực tiễn hiện nay.
Thứ ba, góp phần tổng kết, rút kinh nghiệm xét xử cho Tòa án cấp dưới
Các quyết định tái thẩm là nguồn tư liệu thực tế phong phú để Tòa án nhân dân tối cao làm cơ sở đưa ra những kết luận, tổng kết kinh nghiệm xét xử cho các Tòa án địa phương hàng năm, nhằm nâng cao chất lượng xét xử, hạn chế những sai sót của Tòa án cấp dưới.
Bên cạnh đó, hoạt động tái thẩm góp phần giúp các Thẩm phán chủ động hơn trong việc thu thập, xác mình chứng cứ. Các tình tiết mới tuy là không biết hoặc không thể biết tại thời điểm giải quyết vụ án nhưng nó đã xuất hiện trước đó, trước thời điểm Thẩm phán ra bản án, quyết định. Chính vì vậy, đòi hỏi Thẩm phán và những người có thẩm quyền liên quan cần chú trọng hơn trong việc phát hiện các tình tiết có liên quan đến vụ án, nhằm đảm bảo giải quyết vụ án đúng pháp luật.
Xem thêm: Khái niệm và đặc điểm của tái thẩm trong tố tụng dân sự
Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Ý nghĩa của tái thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam” gửi đến bạn đọc. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
Những người bán hàng rong có phải nộp lệ phí môn bài
Những điều cần biết về trường hợp những người bán hàng rong có phải nộp lệ phí môn bài hay không theo quy định của [...]
Tổng hợp các mức xử phạt vi phạm về nghĩa vụ quân sự 2023
Theo quy định của pháp luật hiện hành, vi phạm về nghĩa vụ quân sự có các mức xử phạt như thế nào? Hãy cùng LawKey tìm [...]